Thứ Hai, 31 tháng 3, 2008

Đặt vấn đề cần xét sử cuộc tàn sát ở Huế Tết Mậu Thân

Luật sư Trần Thanh Hiệp, một luật gia, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở n, 1968.

PARIS (NN) – Đêm mồng một Tết năm Mậu Thân (30 tháng 1 năm 1968), 12 ngàn quân cộng sản đã nổ súng tấn công thành phố Huế, chiếm đế đô cũ của nhà Nguyễn trong 26 ngày.

Chiến dịch Đông Xuân, cửa ngõ đi vào tội ác

Cuộc binh biến này là một trong những cao điểm của Chiến dịch Đông-Xuân, với một quân số gần 200 ngàn người gồm cả bộ đội chính qui lẫn du kích, chính ủy, cán bộ cộng sản xâm nhập từ miền Bắc cũng như tuyển mộ tại chỗ, mà Hà Nội đã mở ra ở chiến trường miền Nam, vào ba năm cuối thập niên 1960, trong ý đồ tạo thế mạnh trên chiến trường để áp đảo trên bàn hội nghị nếu buộc phải đi vào cuộc thương lượng.

Ngày thứ 27 những tay súng xâm lăng Huế đã bị quân lực Việt Nam Cộng Hòa cùng với quân đội Đồng minh đánh bật ra khỏi những nơi họ chiếm đóng. Các trận đánh đã chấm dứt, một trong những việc khẩn cấp trong khi chờ đợi cuộc sống bình thường trở lại trên miền sông Hương núi Ngự là lo kiểm điểm thương vong. Đã không có cuộc kiểm tra dân chúng thật sự nào được thực hiện. Nhưng đại cương, chỉ biết rằng tính tới tháng Ba/1968, theo thống kê của nhà cầm quyền thì có 1.900 dân thường được đưa vào bệnh viện vì thương tích chiến tranh và khoảng 5.800 người bị Cộng sản bắt đi mất tích. Và cho đến bây giờ, tất cả những người này coi như đã chết. Nhưng họ đã chết như thế nào?

Đã có lúc người ta tưởng rằng đó là những bí mật đã bị chôn vùi dưới lòng đất và trước sau gì thì thời gian cũng sẽ xóa hết vết tích thôi. Nhưng không ngờ rằng chẳng bao lâu sau sự thật đã dần dần hé lộ. Và một loạt tội ác ghê rợn vì mức độ dã man làm chỗi dậy lương tâm loài người lần lượt được vạch trần ra trước ánh sáng. Vô số tử thi được tìm thấy rải rác, hay tập trung trong những hố chôn tập thể, ở những vùng chung quanh Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên.

Bốn mươi năm đã trôi qua. Không biết có bao nhiêu người nay còn muốn nhắc lại câu chuyện Tổng công kích cách mạng của cộng sản tại Huế, còn đoái hoài tới những kẻ xấu số đã mất đi mạng sống của mình một cách thảm thương. Đành rằng trước những tội ác đảo lộn luân thường đạo lý của phát xít quốc xã và cộng sản toàn trị, thế kỷ XX đã bị tố cáo trước công luận thế giới là man rợ xưa nay chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Nhưng công luận đã không đáp ứng được nhu cầu công lý. Có gì để đền bồi cho thân nhân h àng ngàn gười xấu số đã chết tức tưởi dưới bàn tay khát máu của cộng sản tại Huế trong dịp Tết Mậu Thân? Và những kẻ sát nhân đã phải trả lời ra sao về tội ác của chúng? Có thể đành tâm im lặng nhìn cuộc sống thị phi lẫn lộn kéo dài vô tận được không?

Một người Mỹ từng có nhiều công trình nghiên cứu thâm sâu về những người Cộng sản Việt Nam, ông Douglas Pike, khi lập một hồ sơ về biến cố Tết Mậu Thân đã viết rằng: "Ngoài tiếng thở dài cay đắng, người dân sẽ nói cho quí vị hay những gì về Huế mà thế giới đã không biết tới, và nếu có biết, họ cũng chẳng quan tâm đến những gì ở Huế sau 27 ngày gọi là "giải phóng Thừa Thiên (...). Những gì xảy ra ở Huế làm cho những ai còn là người văn minh trên địa cầu nầy phải dành nhiều phút giây tĩnh tâm để tư duy về những điều đã được khắc ghi, cùng với những tai họa khủng khiếp khác về những hành động dã man của người đối với người sẽ không bao giờ quên được và trở thành một dấu ấn sâu sắc trong dòng lịch sử nhân loại" (lời dịch của Tuệ Chương).

Bốn mươi năm sau. Chúng ta, những người không Cộng sản còn nhớ được những gì và suy nghĩ gì về cuộc giết người hàng loạt này?

Bộ mặt ghê rợn của ý thức hệ

Một người dân Huế nhớ lại: "Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau Tết, chúng tôi lập Hội Gia đình Nạn nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người. Có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu".

Nhiều đợt kiếm xác làm liên tưởng tơi cảnh hành hình trong ngục của Diêm Vương. Các nạn nhân tay bị trói bằng dây thép gai buộc ra sau lưng, miệng nhét giẻ, thân xác không còn nguyên vẹn nhưng lại không có dấu vết bị thương. Chắc hẳn những người này đã bị chôn sống . Nơi tìm thấy nhiều xác nạn nhân nhất là ở những đồi cát của ba làng Vinh Lưu, Lệ Xá đông, và Xuân Ổ; đây là vùng đồi cát liên tiếp nhau, nhiều đụn cỏ, ở gần biển Đông. Cách xa cách vùng đầm nước mặn, đây là nơi thuận tiện để chôn tập thể. Đã có hơn 800 người được phát giác ở khu này. Các nạn nhân bị trói thành từng nhóm 10 hoặc 12 người, sắp hàng bên cạnh những cái hố do dân địa phương đào. Sau khi bị bắn bằng súng máy nhờ có vỏ đạn bên cạnh hố chôn nên đoán là do Nga sản xuất. Một địa điểm khác nữa là ở quận Nam Hòa, chỗ gọi là khe Đá Mài, hay là nơi người dân Phú Cam bị giết, tìm thấy hôm 19 tháng 9 năm 1969. Cán binh Cộng Sản đào ngũ khai với viên chức tình báo thuộc đoàn Không Kỵ 101 của Hoa Kỳ rằng họ đã chứng kiến việc giết hàng trăm người ở khe Đá Mài, cách Huế 10 dặm về phía nam vào tháng Hai 1968. Khu nầy hoang vu, không có dân cư, khó đến được, một toán tìm kiếm đã tới được khe Đá Mài báo cáo rằng trong dòng suối có rất nhiều đống xương người chồng chất lên nhau.

Nhờ những tin tức gom góp được, người ta tạm phỏng đoán những gì xảy ra ở khe Đá Mài. Tại khu Phú Cam, nơi có khoảng 40 ngàn dân, những người theo đạo Thiên Chúa chiếm 3/4 dân số thành phố. Hôm mồng 5 Tết dân khu này chạy vào nhà thờ tránh súng đạn như ở Việt Nam người dân thường làm. Thực ra, nhiều người trong số đó không phải là người có đạo Thiên Chúa.

Cán bộ Cộng sản vào nhà thờ bắt đi khoảng 400 người, một số theo danh sách có sẵn còn một số theo nhân dạng mà bắt (giàu có, sang trọng, trung niênv.v...). Cộng Sản cho biết họ phải vào vùng giải phóng để học tập chính trị trong vòng ba ngày, sau đó, sẽ được tha về. Họ bị đưa đi 9 cây số tới một ngôi chùa nơi Cộng sản đặt bộ Chỉ huy. Hai chục người được gọi ra trước cái gọi là "tòa án cách mạng", bị tố cáo là có tội, bị hành quyết và chôn ngay trong sân chùa. Những người còn lại được đưa qua sông và giao cho đơn vị Cộng sản địa phương. Bảy ngày sau đó, không rõ số lượng bao nhiêu, cả người bắt và người bị bắt đã di chuyển về một vùng quê. Và để không cho ai thấy, người bị bắt bị dẫn đến những vùng núi non lởm chởm nhất miền Trung Việt Nam, tới khe Đá Mài. Tại đây họ bị bắn hay bị đập đầu, xác bị đạp xuống lòng khe.

Ông Nguyễn Phúc Liên Thành, nguyên Phó Trưởng ty Cảnh sát Đặc biệt tại Thừa Thiên nhớ lại: "Sau khi lập chính quyền thì Việt cộng bắt đầu cuộc thảm sát. Đầu tiên họ kêu gọi quân nhân cán chính trong thành phố Huế ra trình diện. Sau khi trình diện thì được cấp giấy, có quyền đi lại, coi như giấy thông hành. Những người này về nói lại với những người khác, người kế tiếp ra trình diện. Đến lần thứ ba thì họ yêu cầu tất cả những ai đã trình diện lần một và lần hai ra trình diện lại. Đây là lần quyết định, và cuộc thảm sát đã diễn ra!"

Ơng Ông Philip W. Manhard, cố vấn Mỹ tại Huế bị bắt làm tù binh và bị giam giữ tại một trại tù binh ở ngòi Bắc cho đến năm 1973, đã xác nhận rằng khi phải rút khỏi thành phố Huế, bộ đội cộng sản đã hạ sát tất cả những ai không chịu đi theo, cũng như những người quá già hoặc quá ít tuổi gây trở ngại cho cuộc rút quân này. (*)

Phải được thúc đẩy bởi những động cơ tâm lý như thế nào mới có thể giết người một cách vô cảm và phi nhân tính, theo đuổi ý đồ diệt chủng như vậy? Tìm cách giải nghĩa cuộc tàn sát Tết Mậu Thân dưới góc độ nhìn vấn đề như thế thì chỉ có một câu trả lời độc nhất, đó là sự thể hiện cụ thể nhất của hệ thống giáo điều ý thức hệ Cộng sản với căm hờn giai cấp, với vai trò lịch sử tự phong của lớp người tự nhận là vô sản, với chủ trương đảng trị độc tôn, toàn trị phi nhân quyền v.v... cho phép người cộng sản - như, đúng ra hơn cả Thượng Đế - có đủ mọi thứ quyền trên cõi đời này, kể cả quyền sinh quyền sát. Bởi vậy cuộc tàn sát đầu Xuân Mậu Thân vẫn còn là một vấn đề mà các thế hệ nói tiếp cần phải phân tích để thanh toán.

Khoảng cách bốn mươi năm đã mang lại nhiều thay đổi từ tư tưởng đến thực tế đất nước, góp phẩn làm hiển lộ sự thật. Nếu vào thời điểm năm 1968, những người Cộng sản có được sự thản nhiên lạnh lùng để hạ sát một cách man rợ hàng ngàn đồng bào là tại vì lương tâm con người trong họ đã bị tham vọng quyền lực, quyền lợi che lấp. Phải bằng mọi giá loại trừ bất cứ trở ngại nào trên buớc đường họ cướp quyền để cầm quyền. Nhưng sau hơn 30 năm chiếm được trọn quyền trong cả nước, những người cộng sản qua suy nghiệm bản thân chắc đã không thể không nhận rõ được thực chất vô đạo, dối trá, man rợ, lạc hậu của ý thức hệ của mình. Họ biết rằng không thể mượn những ánh hào quang giả trá của chủ nghĩa để biện minh cho hành động giết người của họ. Nên họ đã ra sức che dấu tội phạm bằng những luận điệu, hình thức lố bịch tự ca ngợi chiến thắng, tạo nên những căng thẳng tâm lý, khơi sâu thêm hận thù trong xã hội. Nhưng họ che dấu bằng thái độ phi luân lý, bất cần tốt xấu, sai đúng, khinh miệt mạng sống con người. Mặc dầu trước công luận thái độ này có chỗ dựa là chính quyền nhưng nó không thể làm nền tảng đạo lý cho môt nước Việt Nam dân chủ lương thiện được. Hồ sơ cuộc giết người hàng loạt Tết Mậu Thân vì vậy chưa thể xếp lại mà còn phải đưa ra trước công lý..

Đường thẳng và những ngõ ngách để đi tìm công lý

Chữ công lý có hai nghĩa. Hiểu một cách thông thường thì công lý là công bằng, hợp với lẽ phải, trái phải, công tội phân minh v.v... Công lý cho người dân cảm giác công chính, thỏa đáng, chính đáng. Nhưng điều này không phải tự nhiên đã có sẵn trong xã hội, cần phải thực hiện mới có và công lý chỉ thực hiện thông qua nhà cầm quyền. Chính quyền phải có những định chế để đáp ứng nhu cầu công lý của dân. Do đó, chữ công lý còn có nhiều nghĩa chuyên môn mang tính chất triết học, pháp lý. Công lý về mặt chuyên môn, và hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, là một phạm trù luân lý-chính trị-luật học, biểu hiện một trạng thái quan hệ trong đó con người được đối xử công bình, nghĩa là bình đẳng với nhau trước pháp luật, trong sự tương kính, phù hợp với hệ thống giá trị được coi như tiêu chuẩn của cuộc sống chung. Công lý vì thế là đạo đức hàng đầu của chính quyền, là lẽ chính thống của một một chế độ, là diện mạo của văn minh.

Cho đến cuối thế kỷ XX, trên đại thể, công lý là giá trị quốc gia. Nước nào có công lý của nước ấy, tuy rằng cũng phải qui chiếu vào cái hình bóng giá trị được gọi là công lý chung của nhân loại. Nhưng từ thập niên 1990 công lý chung này bắt đầu quá trình đột xuất dưới hình thức bào thai. Và đến năm 1998 thì nó chính thức ra đời ở thành phố Rome của nước Ý, dưới danh xưng Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, có thể nói một tòa án hình sự đầu tiên của cả loài người . Như vậy là từ nay sẽ có hai nền công lý, đó là công lý quốc nội và công lý quốc tế. Đúng hơn, nên nói hai cách thực hiện công lý với những khác biệt từ hình thức đến nội dung. Việc nhận diện cho rõ những khác biệt này không đơn giản vì nó đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn. Nhưng điều mà mọi người nên tránh là đừng đồng hóa một cách máy móc hai thứ công lý này.

Câu hỏi thực tế được đặt ra là trong khuôn khổ hai nền công lý ấy, phải làm sao để xét xử vụ giết người hàng loạt Tết Mậu Thân?

Có hai con đường thẳng và một số ngõ ngách để đưa vụ tàn sát Tết Mậu Thân ra trước công lý. Hãy bàn về những con đường thẳng để chọn hoặc con đường quốc tế hoặc con đường quốc nội. Về mặt công lý quốc tế thì vụ tàn sát này thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (TAHSQT). Thật vậy, những hành vi bắt người giết người và ý chí phạm tội của những thủ phạm cộng sản rõ ràng là những yếu tố cấu thành các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử (thuật ngữ luật học gọi là "thẩm quyền đối vật", compétence ratione materiae) của cơ quan tài phán này, chiếu điều 6, 7 và 8 của Quy chế Rome 1998 thiết lập TAHSQT. Với những đặc tính này, vụ tàn sát Tết Mậu Thân là những tội phạm quốc tế đích danh như diệt chủng, chống nhân loại và tội phạm chiến tranh. Nhưng điều trớ trêu là các tụng nhân Việt Nam lại không có tố quyền để khiếu kiện trước TAHSQT. Vì chiếu điều 11 của Qui chế kể trên, TAHSQT chi thụ lý để xử những viêc xảy ra sau khi Qui chế này bắt đầu có hiệu lực, nghĩa là năm 2001. Hơn nữa trong mọi trường hợp, TAHSQT cũng không có hiệu lực đối với nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa vì nước này không ký tên vào Quy chế Rome 1998 nên không bị ràng buộc vào quy chế Rome. Như vậy, con đường thẳng quốc tế đã bị tắc nghẽn, các tụng nhân Việt Nam chỉ còn trông vào ba ngõ ngách là các nước Tây Ban Nha, Bỉ và Hoa Kỳ là ba nước tự cho mình có thẩm quyền trên tòan cầu xét xử một số tội hình sự bất cứ ai phạm ở nước ngoài (**). Với điều kiện là thủ phạm phải có mặt trên ba nước này và nếu không có mặt thì sẽ được dẫn độ. Rốt cuộc cũng vẫn là những bước phiêu lưu mà kếât quả cũng không hơn gì trường hợp không có tố quyền. Vì thủ phạm không dại gì tự mang thân vào vòng tù tội và yêu cầu dẫn độ cũng chẳng bao giờ được chấp thuận (**).

Còn đường thẳng công lý quốc nội thi sao? Theo lẽ, những tụng nhân Việt Nam có thể vô đơn nhờ tòa án quôc nội xét xử vụ tàn sát Tết Mậu Thân. Như tòa án ở Phnom Penh đang xử những người Khơ Me Đỏ về tội diệt chủng. Nhưng người dân Việt Nam cũng sẽ đành phải bó tay thôi. Đương nhiên phải vậy bởì lẽ Đảng cộng sản, Đảng đã gây ra tội ác diệt chủng Tết Mậu Thân, vẫn còn đang cầm quyền khác với trường hợp Khơ Me Đỏ đã mất quyền. Thân nhân các nạn nhân vụ tàn sát Tết Mậu Thân chắc chắn là không hy vọng gì thấy được tòa án của chế độ hiện hữu chấp đơn khiếu kiện để tự mình xét xử mình và trừng phạt mình. Vậy chỉ còn ngõ ngách là tụ họp để khiếu kiện ngoài đường phố, đòi hỏi nhà cầm quyền mở cuộc điều tra để truy cứu các thủ phạm trong cuộc diêt chủng Tết Mậu Thân, trừ phi chính quyền tại chức bị mất chức và chính quyền thay thế sẽ không theo đưổi chính sách cai trị diệt chủng cũ.

Nói tóm lại, trước mắt, đặt vấn đề tìm công lý cho những nạn nhân vụ giết người hàng loạt Tết Mậu Thân là đặt vấn đề thay đổi ở tận gốc những điều kiện thực hiện công lý để cho nưóc Việt Nam có thể thực sự hội nhập với nhân loại văn minh. Để tạo ra một không gian pháp lý mới trong đó pháp luật sẽ thay thế cho bạo lực thay vì chỉ giữ vai trò công cụ cho bạo lực.

ĐỘC TÀI CỘNG SẢN, ĐỘC TÀI PHÁT XÍT, MẶT TRÁI

MẶT PHẢI CỦA CÙNG MỘT ĐỒNG TIỀN

Lịch sử nhân loại có nhiều trang đáng khích lệ, như sự tiến bộ của khoa học, nhân quyền càng ngày càng được tôn trọng, mô hình tổ chức xã hội tự do, dân chủ càng ngày càng chiến thắng ở nhiều nơi trên thế giới ; nhưng cũng có những trang sử đau thương, nhất là vào thế kỷ 20 : đó là 2 cuộc thế chiến ; 2 chế độ độc tài, độc tài cộng sản và độc tài phát xít, mặt trái, mặt phải của một đồng tiền đã giết 6 triệu dân Do Thái với độc tài phát xít Hitler ; giết 100 triệu dân với độc tài cộng sản. Ở điểm này tôi xin nói thêm là độc tài phát xít chỉ giết dân Do Thái chứ không giết dân tộc mình như độc tài cộng sản.

Tại sao 2 chế độ độc tài này lại là mặt trái mặt phải của cùng một đồng tiền, như nhiều người đã nói ?

I ) Cuộc cướp chính quyền của Lénine do sự hỗ trợ của đế quốc Đức

Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi được hỏi về cộng sản, đã trả lời : « Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, loài trùng độc sinh xôi nẩy nở trong rác rưởi của cuộc đời ; «

Thật vậy, cộng sản là loại trùng độc sinh xôi nẩy nở trong rác rưởi cuộc đời, như chính một người đồng thời với K. Marx và đã từng bút chiến với Marx, ông J. Proudhon, khi ông này viết quyển Triết lý của sự nghèo khổ ( La Philosophie de la Misère), Marx viết trả lời lại Sự nghèo nàn của triết học ( Misère de la Philosophie). Người ta không thể nói Proudhon không hiểu lý thuyết của Marx, mà ngược lại, và ông đã không ngần ngại cho rằng lý thuyết của Marx nếu được áp dụng thì trở thành con sán lãi ( le ténïa ) của xã hội. Ở điểm này chúng ta không cần xét xâu xa, chúng ta chỉ cần nhìn tất cả những chế độ cộng sản, không những có một chính quyền bề ngoài, mà bên trong còn có một chính quyền khác, còn mạnh hơn , đó là đảng cộng sản, ăn lương và có quyền hành nhiều hơn. Và lương là do đánh thuế từ dân, do mồ hôi nước mắt của dân mà ra. Đảng cộng sản quả là một con sán lãi, hút hết máu mủ của dân. Đây là một trong những lý do làm cho xã hội cộng sản trở nên bệnh hoạn, không phát triển hay phát triển thua những nước tự do.

Cộng sản cũng còn là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh. Sự cướp chính quyền của Lénine là lợi dụng cuối Thế Chiến thứ Nhất ( 1914-1918) ; của Mao trạch Đông và Hồ chí Minh là cuối Đệ Nhị Thế Chiến ( 1939-1945).

Thế Chiến Thứ Nhất đại để gồm 2 phe : 1) Phe đế quốc Đức, đế quốc Áo Hung, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ ; phe bên kia gồm đế quốc Pháp, đế quốc Anh và đế quốc Nga vào thời Nga hoàng Nicolas I I. Gần cuối cuộc chiến, đế quốc Đức thấy không thể nào đương đầu một lúc với 2 mặt trận : mặt trận đông bắc với Nga và mặt trận tây nam với Pháp, muốn dồn lực lượng vào mặt trận chính tây nam.Nước Nga lúc đó đang bị cai trị dưới chế độ quân chủ phong kiến Nicolas I I, đang tham chiến. Lợi dụng tình thế, Lénine lúc đó đang ở Thuỵ sĩ, tung ra khẩu hiệu : « Hòa bình bằng bất cứ giá nào. Chia đất cho dân và nhượng đất để có quyền. » Chính vì vậy mà Bộ Tham Mưu Quân sự đế quốc Đức đã tìm cách đưa Lénine về Nga và giúp đỡ cướp chính quyền. Cuộc đảo chính của Trotski đã thành công, chính quyền của đảng Thợ thuyền dân chủ xã hội Nga Kérenski đã bỏ trốn vì lúc này Nga hoàng Nicolas I I đã thóai vị. Vừa mới có chính quyền, Lénine tuyên bố ngừng chiến với Đức, cử Trotski, đặc trách về ngoại giao đi thương thuyết với Đức theo lệnh của Lénine : « Ký tất cả, ngay dù phải nhượng đất để giữ quyền. » Nga đã nhượng cho Đức 1/3 lãnh thổ, gồm những vùng như Ukhraine, Ba Lan ( vì lúc đó Balan thuộc Nga), Estonie, Lituanie v.v.. ; 1/3 vùng có kỹ nghệ và 1/3 vùng có sản xuất nông nghiệp. Nhiều người cho rằng khi đưa Lénine về cướp chính quyền, Bộ Tham Mưu Quân sự Đức đã bắn một mũi tên nhằm 2 con chim. Thực ra là 3 : 1) Không còn bận bịu về mặt trận phía đông bắc ; 2) Được nhượng đất đai ; 3) Nhưng nhiều người quên con chim thứ 3 : đó là làm yếu Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản, tổ chức hoạt động rất mạnh ở Đức và các nước Âu châu, đe dọa những chính quyền quân chủ phong kiến lúc bấy giờ, đặc biệt là đế quốc Đức và đế quốc Áo hung, 2 đế quốc đang tham chiến, vì Đức biết rất rõ sự chia rẽ nội bộ của Đệ Nhị Quốc tế, gồm 2 phe : 1) Phe cực đoan, chủ trương bạo động cách mạng, tổ chức một đảng độc tài để chờ thời cơ cướp chính quyền. Đó là phe Lénine ; 2) Phe ôn hòa, Kautski, mà Lénine chỉ trích nặng nề, cho là ấu trĩ trong quyển sách Chủ nghĩa Tả khuynh, bệnh ấu trĩ của chủ nghĩa Cộng sản ( Le gauchisme, la maladie infentiliste du Communisme) ; ngày hôm nay người ta thấy khuynh hướng Kautski có lý và đúng hơn Lénine ; vì ông không chủ trương bạo động lịch sử, cho rằng cách mạng của Lénine là đẻ non, sẽ đi đến hoài thai, vì đi trái với nguyên tắc của xã hội chủ nghĩa là tôn trọng tự do, dân chủ. Chính bà Rosa Luxembourg, bạn của Lénine, cùng hoạt động trong đệ Nhị, nhưng theo Kautski, trước khi chết, theo dõi những hành động của Lénine từ lúc cướp đuợc chính quyền, đã viết cho ông trong nhật ký của bà vào năm 1919 : « Cái đảng và nhà nước độc tài mà Anh gây dựng lên không những nó không phục vụ cho nông dân, thợ thuyền, như Anh nói ; mà nó còn chẳng phục vụ một ai ; vì nó đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của xã hội chủ nghĩa là tôn trọng tự do và dân chủ. »

Quyết định đưa Lénine về cướp chính quyền của đế quốc Đức là một quyết định thâm độc, cao kiến nhằm cứu chế độ phong kiến. Tuy nhiên những chế độ phong kiến như đế quốc Áo Hung, đế quốc Đức, đế quốc Thổ nhĩ kỳ, vì đi ngược lại tiến trình của văn minh nhân loại là đi tới chế độ dân chủ, cộng hòa, nên những đế quốc đó cũng bị sụp đổ. Chế độ độc tài cộng sản cũng như chế độ độc tài phát xít, theo như nhiều người, chỉ là đống tro tàn của chủ nghĩa phong kiến. Đống tro tàn này , trước khi tắt luôn, thì bùng lên ở bên phải, đó là chế độ phát xít ; bùng lên ở bên trái, đó là chế độ cộng sản. Nếu chúng ta nghiên cứu bản chất của 2 chế độ này thì quả thật chúng ta thấy đúng. Tính chất độc tài, tôn thờ cá nhân, coi lãnh đạo như « Con Trời « , tính cha truyền con nối, như sự kiện cha truyền con nối ở bên Bắc Hàn, anh truyền em nối ở Cu Ba, cũng như ở Việt Nam, nếu chúng ta quan sát những người trong Trung Ương đảng và Bộ Chính trị, thì đều là con những ông lớn cộng sản trước đây. Bởi lẽ, những chế độ độc tài phát xít quân phiệt hữu như Miến Điện ; những chế độ độc tài tả như chế độ cộng sản Bắc Hàn, Việt Nam, Cu Ba, Trung cộng ; những chế độ này sớm muộn sẽ sụp đổ cùng đống tro tàn phong kiến.

Hồ chí Minh, được Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, cũng lợi dụng hoang tàn của Đệ Nhị thế Chiến, được gửi về cướp chính quyền ở Việt nam. (1)

Mao trạch Đông thì thẳng thắn tuyên bố, khi tiếp tướng Mountbatten, Tổng Tư lệnh quân đội Đồng Minh ở Đông Nam Á vào thế chiến thứ Hai : « Chúng tôi có được quyền là nhờ Đại Chiến thứ Hai và nhờ Chiến tranh Trung-Nhật. »

Những chế độ cộng sản ở Đông Âu là dựng lên dưới gót giầy xâm chiếm của Hồng quân Liên sô hồi cuối Thế Chiến thứ Hai.

Những chế độ cộng sản quả là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, như Đức Dạt Lai Lạt Ma nói.

I I ) Sự ra đời của 2 anh em sinh đôi độc tài phát xít Mussolini và độc tài cộng sản Gramsci

Chủ nghĩa độc tài cộng sản và độc tài phát xít Ý cũng là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của Đệ Nhất Thế Chiến. Thực vậy, trước Thế Chiến, nước Ý do đảng Xã hội nắm quyền, mà Gramsci, phe cực tả, Đặc trách về Tổ chức hạ tầng ; Mussolini, phe cực hữu, Đặc trách về Tuyên truyền, nắm tờ báo của Đảng. Khi Thế Chiến bùng nổ, nước Ý cứ chần chờ không tham chiến, phe Anh Pháp đã dùng mọi lời hứa để dụ. Chính vì vậy mà Anh Pháp Ý đã ký một Hiệp ước mật ngày 26/4/1915, ở Luân Đôn, từ đó Ý tham chiến bên cạnh Anh, Pháp. Nhưng sau thế chiến, Anh Pháp đã nuốt lời hứa, ở Hội Nghị Versailles 1919, Anh Pháp 2 nước thắng trận không coi Ý ra gì cả. Dân Ý phẩn uất. Đảng Xã hội Ý bị chia làn 3 phe : cực tả của Gramsci, tách ra, bỏ Đệ Nhị, theo Đệ Tam, thành lập ra Đảng Cộng sản ; phe cực hữu của Mussolini, cũng tách ra, thành lập Đảng Phát xít Ý. Phe còn lại là đảng Xã Hội cho tới ngày hôm nay.

I I I ) Sự ra đời của độc tài phát xít Hitler với sự hỗ trợ của của chế độ cộng sản Staline.

Người ta có thể nói sự ra đời của chủ nghĩa phát xít Hitler một phần lớn là do hậu quả của Đệ Nhất Thế Chiến. Nước Đức bị thua trận, bị gánh quá nặng chi phí bồi thường chiến tranh do 2 cường quốc thắng trận Pháp và Anh, nhất là Pháp, làm cho kinh tế Đức kiệt quệ, tiếp theo đó lại là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1930, làm cho dân Đức bất mãn, tinh thần bài ngoại, nhất là bài Do Thái nổi lên. Lợi dụng tình thế, Hitler chủ trương đường lối chính trị quốc gia cực đoan, bài ngoại, nhất là bài Do Thái, khiến ông đã nắm được ưu thế trong đảng Đức Quốc Xã. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1930 đã làm cho cả triệu công nhân thất nghiệp, cả triệu tiểu thương, nông dân sạt nghiệp, đẩy họ đi theo những đảng cực đoan tả cũng như hữu, như đảng cực đoan hữu Hitler và cực đoan tả cộng sản. Trong cuộc bầu cử quốc hội Đức 1930, đảng Hitler chiếm được 107 ghế trong quốc hội. Ngày hôm nay qua những tài liệu lịch sử, người đã rõ chính trong thành phố Berlin, Staline đã ra lệnh bỏ phiếu cho đảng Quốc xã.

IV ) Sự giống nhau của 2 chế độ độc tài cộng sản và phát xít.

Bất cứ một chế độ độc tài nào từ cổ chí kim đều dựa trên hai cột trụ chính : 1) Bộ máy thông tin, tuyên truyền bôi bác và dấu diếm sự thật, dùng những lời hứa, những viễn ảnh không tưởng để lừa dối dân ; 2) Bộ máy khủng bố, đàn áp và dọa nạt. Nhưng với độc tài cộng sản và độc tài phát xít, thì kỹ thuật tuyên truyền và khủng bố đã trở nên tinh vi, khoa học vì rút tỉa được những kinh nghiệm cũ và đã biết xử dụng khoa học hiện đại để phục vụ cho ý đồ độc tài ; như theo nhà văn Georges Orwells, trong quyển truyện « 1984 », thì kẻ độc tài đã biết dùng trực thăng nhìn qua cửa sổ của dân để biết đời tư của họ.

Về thông tin tuyên truyền thì độc tài cộng sản bắt chước độc tài phát xít Hitler . Theo Goebel, Bộ trưởng tuyên truyền của Hitler : « Một lời nói, dù không phải là sự thật ; nhưng chúng ta cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần : những lần đầu, thì dân còn nghi ngờ ; nhưng sau đó cả chục, cả trăm lần, thì dân hoàn toàn tin là sự thật. » Ngày hôm nay, cộng sản Việt Nam, với 700 tờ báo, với 200 đài phát thanh cùng những cái loa đặt ở mọi phố xá, góc đường, chỉ nhai nhải nhắc lại chỉ thị của đảng, cái gì đảng cho phép ; đó là bắt chước Goebel.

Về khủng bố cũng vậy, ngoài cái súng cái còng, độc tài phát xít và độc tài cộng sản còn dùng khủng bố tinh thần, tâm lý ; dùng thiểu số, một đám gian manh, du côn để dọa nạt đám đông yên phận, sợ hãi ; sau đó ngược lại, dùng đám đông như biểu tính rầm rộ, cờ xí, súng ống rợp trời để dọa nạt thiểu số. Ở điểm này, độc tài cộng sản và độc tài phát xít giống nhau.

Tuy nhiên sự thật vẫn là sự thật ; « sự thật nặng hơn quả địa cầu « , như câu châm ngôn Nga đã nói. Việt Nam chúng ta có câu : « Sự thật như cái kim, cái dùi ; dù nhỏ chăng nữa ; nhưng chúng ta cứ dấu nó trong túi, thì lâu ngày nó cũng lòi ra ; nếu không lòi ra, thì nó sẽ đâm vào người muốn dấu nó. » Chẳng hạn như cộng sản muốn dấu diếm sự kiện dâng đất, nhượng biển cho Trung Cộng ; nhưng ngày nay dân Việt đã nhìn ra. Câu chuyện anh hùng Lê văn Tám, tẩm săng vào người, bật quẹt tự đốt, rồi chạy vào phá hủy cây săng của địch, đã lật mặt kẻ phịa đặt ra câu chuyện vô lý này, vì khi tự đốt, thì làm sao có thể chạy cả trăm mét để tới cậy săng của địch ; người đặt ra sự dối trá này không ai hơn là Trần huy Liệu, phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ tuyên truyền, Chủ nhiệm Ủy ban Nghiên cứu khoa học xã hội và lịch sử cộng sản Việt Nam, cảm thấy lương tâm cắn rứt, « cái kim sự thật » nó đâm vào chính ông ta về cuối đời, trước khi chết, ông ta đã tiết lộ cho người thân là « Anh hùng Lê văn Tám » là không có thật.

Về sự sợ hãi do khủng bố gây ra, thì dân dần dần hết sợ (1). Chính vì ý thức rất rõ sự khủng bố, gây ra sự sợ hãi là một trong những cột trụ chính của độc tài cộng sản, nên Đức giáo hoàng Jean Paul I I, khi thăm viếng Ba Lan năm 1978, Ngài đã kêu gọi dân Ba Lan : « Đừng sợ hãi ! Hãy hy vọng « Và Ngài không ngần ngại tuyên bố : « Nếu Hồng quân Liên Sô xâm chiếm Ba Lan, thì tôi sẽ từ bỏ chức Giáo hoàng, về làm kháng chiến, tranh đấu cùng dân Ba Lan . »

Lời tuyên bố của Đức giáo hoàng và câu châm ngôn Nga, vừa kể, đã là 2 trong những nguyên nhân chính đưa đến sự sụp đổ của độc tài cộng sản Liên Sô và Đông Âu.

Dân Việt hãy noi gương dân tộc Ba Lan, Liên sô, can đảm đứng lên đấu tranh, can đảm nói lên sự thật. Một khi sự thật được phơi bày ; một khi sự sợ hãi đổi chiều, thì bất cứ một chế độ độc tài nào cũng sụp đổ.

Paris ngày 06/03/2008

Chu chi Nam

CSVN ÐÀN ÁP TÔN GIÁO CAO ÐÀI

Nguyễn Thị Mỹ Nga

Qua quá trình lịch sử Việt Nam biến thiên, thăng trầm theo vận Nước, biết bao thảm cảnh tang thương bi đát, mà Dân Việt Nam phải gánh chịu bởi Bể hóa Cồn dâu, Ðời thay Ðạo nạn, kễ từ ngày 30/04/1975. Bắt đầu một Chế độ Cộng Sản Việt Nam Ðộc Ðảng, Ðộc Tài, Ðộc Quyền cai trị trên Ðất nước Việt Nam, hằng triệu người bỏ Nước ra đi tìm Tự Do, hằng trăm ngàn người tử nạn trên đường vượt biên bằng đường bộ và đường biễn. Những người ở lại càng đau khỗ hơn cam chịu sống dưới chế độ Ngu Dân, đốt sách, đánh Tư Sản mại bản, đổi tiền qui định mổi gia đình chỉ đổi được $200 tiền Việt Nam, Họ đàn áp, khống chế, thanh lọc lý lịch. Họ phân biệt đối xữ, đối với những đối tượng Cộng Sản cho là thù địch, thì Họ tìm cách vu khống, chụp mũ, bắt bớ, tù đày hoặc thủ tiêu. Cộng Sản Việt Nam thiết lập các trại học tập cải tạo lớn nhỏ rải khắp Nước Việt Nam, chưa kể hết các nhà tù lớn nhỏ từ cấp địa phương đến Trung Ương. Ôi ! (Nhà tù nhiều hơn trường học) những trại cải tạo trá hình những nhà tù lao động chung thân khổ sai, Cộng Sản đày đọa đưa Dân lên vùng kinh tế mới, phá rừng lập Áp Xã Huyện mới để cô lập Dân hạng 2 vào vùng kinh tế mới, ở tận rừng sâu nước độc, cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm, hằng trăm hằng ngàn người chết trong Trại Cải Tạo và vùng kinh tế mới. Họ tàn ác vô song không có ngôn từ nào, bút mực nào diễn tả cho hết những đau khỗ, những thảm trạng bi đát cùng cực, khiến cho Ðồng Bào Việt Nam cam chịu khổ nạn, Cộng Sản thống trị đến nay đã hơn 30 năm. Ôi thời gian trôi nhanh không dừng lại, mà Ðất Nước Việt Nam càng ngày càng không phát triển, Nhân Dân Việt Nam tụt hậu, sống khắc khoải, chịu đựng những nghiệt ngã, khắt khe bởi sự đàn áp, khống chế, khũng bố, hăm he, đe dọa, khiến cho Dân tình sợ hải, sợ tù tội, sợ phiền nhiễu, sợ liên lụy đến gia đình, người thân. Ðồng Bào Việt Nam họ chỉ muốn an phận, ngày nào hay ngày nấy, nhưng cũng không được yên thân vì cuộc sống, Ðời Sống kính tế quá khó khăn, nghèo đói bệnh tật, con cái không tiền ăn học, dốt nát, nên họ phải lăn xã, chấp nhận đủ mọi thứ sinh hoạt trong xã hội, Chủ Nghĩa Cộng Sản Việt Nam, để có sự sống cho bản thân, cho gia đình, làm tay sai cho Chính quyền Cộng Sản tiếp tay hà hiếp Nhân Dân vô tội. Từ Ấp Xả đến Huyện Tỉnh đều phải theo thủ tục đầu tiên là “Tiền Ðâu” mới xong việc ký giấy đơn xin phép, đi lại, hành nghề, buôn bán, quan hôn tang tế và những giấy tờ liên quan đến Chính Quyền v.v… Tất cả đều theo qui luật thủ tục cố hủ, nên hối lộ, tham nhũng là việc bình thường trong xã hội CSVN. Thỉnh thoảng Dân tình ta thán khiếu tố thì sẻ bị các cấp Lảnh Ðạo mời làm việc, rồi sau đó củng bị khóa mồm bịt miệng, hay bị vu khống chụp mủ vì tội xuyên tạc nhiểu loạn nhà nước. Chưa kể Cán Bộ nhà Nước ỷ Quyền ỷ Thế chiếm đoạt tài sản đất đai nhà cửa Nhân Dân, củng như trong các Tôn Giáo củng bị cưởng chiếm đất đai, dinh thự, tài sản của Tôn Giáo. Bất kễ luật pháp Quốc Tế, luật pháp Việt Nam chỉ là thông tri, thông báo, pháp lệnh, nghị quyết v.v… Bắt người Dân phải nghe theo. Nên tập đoàn Cộng Sản từ cấp địa phương đến Trung Ương, từ Cán Bộ Ðảng Viên, Cán Bộ Lảnh Ðạo đều giàu có, quyền lực, còn Dân thì nghèo khổ, thấp cổ, bé miệng, làm mướn làm thuê, làm công nhân, mua bán vặt vảnh bần cùng, Nông Dân, Thương Mải thì sưu cao thuế nặng, thành phần con ông cháu cha thì được ăn học, Họ mua bán bằng cấp, để ra trường tranh giành quyền uy thế lực, còn con Quốc Gia thì bị sa thải, nghèo đói thất nghiệp, đưa đẫy thanh niên đi dần đến chổ suy vi, chậm tiến, hạn chế kiến thức. Con Cán Bộ Ðãng viên giàu có thì ăn chơi trác táng sì ke ma tuý, mải dâm, và củng có những thành phần nghèo khỗ quá cũng đi theo con đường bán thân lao động hoặc đem con gả bán ra nước ngoài làm dâu, làm nô lệ v.v... Ôi thôi! Không biết bao nhiêu là thảm cảnh của xã hội Cộng Sản Việt Nam hiện nay.

Kế đến là nạn quan liêu, tham ô, tham nhũng song hành với sự bảo vệ quyền lực của các thành phần Cán Bộ Ðãng Viên, các Cấp Lảnh Ðạo, Chính Quyền Cộng Sản, Họ đang thụ hưởng sung sướng trong sự giàu có bất lương, Họ đang tận hưởng những của cải tài sản vô liêm chính, vô nhân đạo, trên xương máu và nước mắt của Nhân Dân Việt Nam, Họ không cần biết Nhân Dân Việt Nam đang oằn oại, đau khổ bởi sự mất mát quá nhiều từ vật chất lẫn Tinh Thần, Người Dân Việt Nam không được cơm no áo ấm, không được Tự Do Tín Ngưởng, các Tôn giáo bị đàn áp hết sức dã man, như Thiên Chúa, Tin Lành, Phật Giáo, Cao Ðài và Hòa Hảo, cũng phải chịu cảnh CSVN đàn áp dưới hình thức khống chế, giải thể, phân hóa, chen vào nội Bộ Tôn Giáo, mục đích tiêu diệt các Tôn Giáo, Họ thực thi bằng nhiều thủ đoạn, như ra Thông Tri, Nghị quyết, Ðạo lệnh, Pháp lệnh, Triễn Khai, lên kế hoạch v.v… Ðễ tàn hại các Tôn Giáo, bất chấp dư luận Thế Giới, dư luận trong và ngoài nước, CSVN liên tục thi hành lệnh quản thúc , quản chế các vị Lảnh Ðạo các Tôn Giáo, CSVN tìm cách siết chặt Nhân Sự của Tôn Giáo, và bố trí Nhân Sự của Cộng Sản để điều hành các Tôn Giáo. Nếu ai không chấp hành sẻ bị thanh trừng, thủ tiêu, chụp mủ, bắt bớ, tù đày, hoặc quản thúc và quản giáo cảnh cáo v.v…

Cộng Sản Việt Nam xiết chặt, kiễm soát mọi liên lạc hoạt động các Tôn Giáo và kiểm kê tài sản của các Tôn Giáo, tất cả những thủ đoạn trên đều nằm trong kế hoạch tiêu diệt các Tôn Giáo. Họ chủ trương theo chủ thuyết vô thần tức là không có Ðạo (Vô Tôn Giáo). Nên Ðảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam ra phương hướng sách lược riêng để đàn áp mổi Tôn Giáo nhằm tiêu diệt các Tôn giáo.

Riêng Tôn Giáo Cao Ðài, Cộng Sản Việt Nam đã ra lệnh cho Tập Ðoàn Cộng Sản Tây Ninh đầu năm 1976 bao vây nội ô Tòa Thánh khám xét, cưởng đoạt, thu gom tài sản của Ðạo. Họ gom hết 18 phận Ðạo gồm có Chức Sắc Chức Việc lại đễ nghe chúng lên án, kết tội, làm tự kiễm, và Chúng thanh lọc từng thành phần, để chúng đưa đi học tập cải tạo tư tưởng, hoặc đưa đi cải tạo trong những trại tù lớn. Có người chết trong tù cải tạo, có người bị mất tích. Sinh viên Ðại học Cao Ðài, chúng tập trung cho học tập khóa chính trị Ðại Trà 2 năm để cải tạo tư tưởng, mới cho Sinh Viện tiếp tục học Ðại học. Cộng Sản Việt Nam Thực hiện sách lược tiêu diệt Tôn Giáo Cao Ðài bằng cách thành lập Mặt Trận Tỗ Quốc Việt Nam kết hợp với tập đoàn Cộng Sản Tỉnh Tây Ninh in sách phỗ biến “Bản Án Cao Ðài” Ngày 20/2/1978 để ban truyền khắp cả nước, nội dung vu khống Tôn Giáo Cao Ðài là một tổ chức Chính Trị, chụp mủ các Chức Sắc Thiên Phong cao cấp làm tình báo gián điệp, theo Pháp, Nhật, Mỷ, qua các thời kỳ chiến Tranh chống Ðế Quốc xâm lược. Lên án Ðức Hộ Pháp và các vị Tiền Bối khác.

Ngày 13/12/1978 Hội Ðồng Nhân Dân Tỉnh Tây Ninh ra Nghị Quyết số 01/29/HT/TT: Hạ cấp Tôn Giáo Cao Ðài từ Hội Thánh xuống thành Hội Ðoàn.

Ngày 01/03/1979 (ÂL 04/02/ Kỷ Mùi) Ban Tôn Giáo Cộng Sản Tây Ninh và Thừa Sử Trương Ngọc Anh soạn ra Ðạo lệnh 01/HTÐL, triệt tiêu Ðạo Cao Ðài, không theo Tân Luật Pháp Chánh Truyền và Ðạo Luật của Ðạo, Chúng cưởng ép Ngài Ngọc Nhượng Thanh Chức Sắc Cửu Trùng Ðài và Ngài Bảo Ðạo Hồ Tấn Khoa Chúc Sắc Hiệp Thiên Ðài ký Ðạo lệnh 01/HTÐL nhằm mục đích giải thể Hội Thánh Cao Ðài Tòa Thánh Tây Ninh, và các Ban Trực Thuộc Trung ương như các Châu Tộc Ðạo cả Nước.

CSVN muốn biến Hội Thánh Cao Ðài thành chi phái Cao Ðài.

Ðạo Cao Ðài Tòa Thánh Tây Ninh mang nhản hiệu Mặt Trận Tỗ Quốc

Ra lệnh các Chức Sắc về Tu tại gia.

Ngăn cấm và hạn chế nghi thức hành lể trong Ðạo Cao Ðài.

Ngày 27/05/1996 Ban Kế Hoạch số 1-KH/TG triển khai thực hiện theo thông báo số 34/BBT của Ban Bí Thư Trung Ương, Tỉnh Ũy Nguyễn Văn Rớt ký Bản Kế Hoạch Nội Dung:

Giải thể Hội Thánh, xóa bỏ 5 cấp hành chánh xuống còn 2 cấp.

Xóa bỏ cơ bút của Hội Thánh Cao Ðài Tòa Thánh Tây Ninh.

Tịch thu toàn bộ tài sản, bất động sản, chiếm cứ các Dinh Thự và cơ sở Ðạo.

Cắt bỏ những nghi thức hành Ðạo, cưởng ép Chức Sắc đi vào sự lảnh đạo của đảng và Chính Quyền Cộng Sản.

Trưởng Ban Tôn Giáo CSVN phối hợp với Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Tỉnh Tây Ninh, thành lập Hội Ðồng Chưởng Quản Cao Ðài Tòa Thánh Tây Ninh thay thế Hội Thánh đã bị giải thể.

Hội Ðồng Chưởng Quản Cao Ðài, tức Cao Ðài Quốc Doanh, Soạn Thảo Hiến Chương Cao Ðài Ngày 5/4/1997 (ÂL 28/02/ Ðinh Sửu) kèm theo điều lệ cầu phong, cầu thăng, Bản nầy được trình lên ban Tôn Giáo Cộng Sản Việt Nam do văn thư sô 80/72HÐCQ/VT ngày 08/04/1997. Ban Tôn Giáo CSVN chấp thuận ban hành quyết định số 10/QÐ/TGCP ngày 09/05/1997. Như vậy mọi hoạt động của Hội Ðồng Chưởng Quản Cao Ðài Quốc doanh hoàn toàn lệ thuộc vào ban Tôn Giáo CSVN và Mặt Trận Tổ Quốc Tỉnh Tây Ninh khống chế và điều khiễn.

Hội Ðồng Chưởng Quản Cao Ðài Tây Ninh ban hành huấn lệnh số 292/77- HDCQ/HL ngày 19/2/2002 (ÂL 13/8/Nhâm Ngọ). Ðại Hội Nhơn Sanh trong 3 ngày 29-30-31/10/2002 (ÂL 24-25-26/09/Nhâm Ngọ) để thông qua danh sách cầu phong, từ phẩm Lễ Sanh đến các phẫm khác, HÐCQ kêu gọi các nơi về cầu phong “Chức Sắc phàm phong”. Ða số các vị Chức Sắc Chức Việc cầu phong một phần vì không hiễu ý nghĩa cầu phong Chức vị có tầm vóc quan trọng theo luật Ðạo của Hội Thánh nên Họ ghi danh, một phần do sự xếp đặt, hay ép buộc níu kéo theo về cầu phong cho có hình tướng theo chủ trương của CSVN, tính ra con số qua những lần cầu phong có hơn ngàn người tham gia.

Nhìn sâu vào thực chất thâm độc của Ðảng Cộng Sản Việt Nam là đào tạo một lớp Chức Sắc Cao Ðài Quốc Doanh “Phàm Phong” để phân bố đến các Châu Tộc Ðạo, Hương Ðạo trong cả Nước không ngoài mục đích nắm lấy Bộ Ðạo từng địa phương để theo dỏi thanh lọc hàng ngủ Tín Ðồ Cao Ðài có hơn 5-6 Triệu tín đồ còn ở lại Việt Nam, rỏ ràng ý đồ CSVN thành lập Chức Sắc Cao Ðài Quốc Doanh để làm tay sai cho Cộng Sản Việt Nam, làm con mắt Công An Nhân Dân của Ðảng Cộng Sản Việt Nam, có nhiệm vụ dò xét, khám phá , phát hiện những Tín Ðồ bất mản chế độ CSVN đễ khủng bố áp bức và trấn lột của cải tài sản tịch thu lập biên bản, tạm giữ tạm giam, rồi kết án tù đày.

Thế là đời sống không riêng bản thân mà luôn cả liên hệ đến gia đình củng bị vạ lây, thật là tội nghiệp cho Ðồng Bào Tín Ðồ Việt Nam vô tội, chỉ vì muốn có được quyền Tự Do căn bản của Con Người đó là quyền Tự Do Tín Ngưỡng mà phải chịu biết bao thảm khỗ, đọa đày.

kế đến là Pháp lệnh Tín Ngưỡng Tôn Giáo số 21/2004/PL của ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội khóa 2 ban hành ngày 18/06/2004, có hiệu lực từ ngày 15/11/2004. Do Chủ Tịch Nước Trần Ðức Lương ban lệnh số 18/2004/PL- CTN ngày 29/06/2004 pháp lệnh gồm có 6 chương 41 điều qui định gắt gao trong việc truyền bá giáo lý các Tôn giáo nói chung, Nội Dung:

Giới hạn sự phát triễn hoạt động các Tôn Giáo đi sâu và quần chúng.

Trói buộc toàn bộ cơ cấu, tổ chức hoạt động các Tôn Giáo phải phụ thuộc vào nhà nước CSVN.

Cắt giảm mọi nghi thức hành lể, kinh kệ, giáo lý, in kinh sách giáo lý đều phải xin phép nhà nước và sự kiễm duyệt của nhà nước CSVN.

Làm cho mỗi Tôn Giáo lần hồi đánh mất đi bản chất, Ðức Tin của Ðạo hoặc biến thái trở thành bản chất Cộng Sản, khiến cho các Tín Ðồ, các con chiên nản lòng sa ngã, lạc bầy, lạc Ðạo làm hủ hoại Tính Thuần Khiết cao đẹp của một Tôn Giáo, dần dần nhà thờ, Ðền Thánh, Thánh Thất, chùa chiền v.v… Chỉ còn là một cái bóng ngụy tạo, chừng đó CSVN sẻ giải thễ toàn bộ Tôn Giáo, tiêu diệt Tôn Giáo một cách dễ dàng bằng sách lược Tôn Giáo vận. Ngoài ra CSVN còn gài người ra Hải Ngoại làm lũng đoạn phá rối các cơ sở Ðạo tại Hải Ngoại.

Hiện nay Cộng Sản Việt Nam lợi dụng Tòa Thánh Tây Ninh, bất kể nơi tôn nghiêm thờ phượng, biến nơi đây làm khu du lịch thắng cảnh cho du khách, cũng là nơi che mắt Liên Hiệp Quốc, Hội Quốc Tế Nhân Quyền, tạo ảo giác Chính Trị của đảng CSVN trong sách lược tiêu diệt Tôn Giáo Cao Ðài.

Ðạo Cao Ðài Tòa Thánh Tây Ninh có được Tự Do Tôn Giáo, Tự Do Tín Ngưởng hay không? Chúng ta hảy tìm hiểu tận cùng của Bản Án Cao Ðài ngày 20/02/78 Ðạo lệnh số 01/HT/ÐL ngày 01/03/79. Giải thễ Cao Ðài từ Trung Ương đến Ðịa Phương, sau đó ban hành các pháp lệnh số 18/2004/LCTN ngày 29/06/2004 của Cộng Sản Việt Nam.

Chúng ta sẻ thấy sự tàn ác của CSVN đối với các Tôn Giáo nói chung và Ðạo Cao Ðài nói riêng, CSVN chủ trương đường lối, chính sách chỉ Ðạo rất qui mô để trù dập Ðạo Cao Ðài cho tan tác, rả rời Hội Thánh, Chức Sắc, Chức Vìệc Bàn Tri Sự và Ðạo Hửu, bị phân tán, chinh nghiêng, người Tín Ðồ Cao Ðài bị đàn áp, quá ác nghiệt, Họ cam tâm gánh chịu, mang một nỗi buồn u uất nặng trỉu vô biên, hằng ngày người Tín Ðồ Cao Ðài chỉ biết cầu nguyện Ðức Chí Tôn, Ðức Phật Mẫu và các Ðáng Thiêng Liêng xoay chuyển Cơ Ðời, cho Dân Việt Nam thoát khỏi tai ách Cộng Sản Việt Nam, chứ hiện nay nhìn lại Hội Thánh không còn, Chức Sắc Thiên Phong trung kiên thì bị bắt buộc về tu tại gia, chẳng còn mấy ai có đủ sức đủ tài đễ lèo lái con thuyền Ðạo vượt qua ngọn sóng vô thần Cộng Sản.

Ơ Quốc Nội các Chức Sắc Tín Ðồ Trung Kiên không tham gia với Hội Ðồng Chưởng Quản, Họ im hơi lặng tiếng cam chịu sự đàn áp, khống chế cùng cực, dã man của Ban Tôn Giáo Cộng Sản Tỉnh Tây Ninh.

Tại Hải Ngoại đa số các Chức Sẳc đã già, các Chức Việc và Ðạo Hửu thì Họ an phận với cuộc sống hiện tại.

Trên đà khống chế đàn áp có hiệu quả Nhà Nước CSVN và tập đoàn Cộng Sản Tây Ninh tiếp tục sách lược kết hợp với Hội Ðồng Chưởng Quản Nguyễn Thành Tám cưởng bức di Liên Ðài Ðức Hộ Pháp về Tòa Thánh Tây Ninh ngày 30/11/2006 chiếu theo công hàm số 1524, Thủ Tướng VN Nguyễn Tấn Dũng ký văn hư số 778 ngày 20/09/2006. Cho phép Hội Ðồng Chưởng Quản, thực hiện Di Liên Ðài Ðức Hộ Pháp về Tòa Thánh Tây Ninh sái với lời Di Ngôn của Ngài. “Bần Ðạo phải thoát kiếp nơi đây Bần Ðạo xin thỉnh cầu Ðiện Hạ cho phép Bần Ðạo tạm gởi Thi Hài nơi Ðất Miên, dưới sự bảo vệ tối cao của Hoàng Giao Cao Miên. Ngày nào Tổ Quốc Thân yêu của chúng tôi là Nước Việt Nam đã thống nhứt, sẻ theo Chính Sách Hòa Bình Trung Lập, mục phiêu đời sống của Bần Ðạo, Tín Ðồ của chúng Tôi sẻ di Thi Hài về Tòa Thánh Tây Ninh”.

Theo luật pháp Quốc Tế Di ngôn của người chết bất di bất dịch, thế nhưng HÐCQ và Nhà Nước Cộng Sản Viet Nam ,bất kể Luật pháp,không tôn trọng di ngôn Họ bức bách di Liên Ðài Ðức Hộ Pháp về Tòa Thánh Tây Ninh,trong khi có hằng trăm hằng ngàn lá thư ,lá dơn trong Nước và Hải Ngoại xin khẩn thiết yêu cầu Họ tôn trọng và đình chỉ việc di Liên Ðài Ðưc Hộ pháp nhưng CSVN đã có ý đồ muốn phá hoại Di ngôn, muốn gây tầm vóc ảnh hưởng Chánh trị lớn có lợi cho CSVN nhằm mục đích như sau:

1/- Trấn an dư luận Quốc Tế về Tự Do Tôn Giáo.

2/- Làm kinh tế, vì nếu Di Liên Ðài Ðức Hộ Pháp về ngự Bửu Tháp sẻ có hằng hà du khách đến viếng thăm, sẻ có nhiều lợi tức cho CSVN để thu gom tiền của cho đầy túi tham vọng của Họ.

3/- Làm mất Ðức Tin của Tín Ðồ Cao Ðài bằng cách đi ngược Thánh ý của Ðức Ngài. Nhưng Thiên Thơ Dĩ Ðịnh, Ðức Ngài đã Tiên Tri rằng “Khi nào Ðất Nước Việt Nam theo đúng mục phiêu Hòa Bình Trung Lập thật sự thì Tín Ðồ chúng Tôi sẻ Di Thi Hài về Tòa Thánh Tây Ninh” ngày đó là ngày nào? Là ngày Vinh Diệu nhất, là ngày Ðất nước Việt Nam không còn Cộng Sản, Hội Thánh phục quyền, cả Thế Giới cung nghinh rước Thánh Hài Ngài về Tòa Thánh Tây Ninh, lúc đó Cỗng Chánh Môn sửa lại mở rộng con đường chạy thẳng từ Cổng Chánh Môn đến Thành Phố Pnompênh, là ngày rực sáng hoa đăng, toàn thể Tín Ðồ Cao Ðài trong cũng như ngoài Nước hân hoan đón rước Thánh Hài Ngài về Tòa Thánh Tây Ninh để ngự trong Ngôi Bửu Tháp trước Tòa Thánh.

Cho nên việc làm của HÐCQ và CSVN là một hành động nghịch lại Thiên ý, nghịch lại lòng Dân “Tín Ðồ Cao Ðài” Ðức Ngài đã biết trước ứng linh dạy một tín Ðồ Trung Kiên phải tạm đem Thánh Hài của Ðức Ngài cất giử ở một nơi bí mật, để sau nầy Tín Ðồ Cao Ðài sẻ Di Thánh Hài Ngài về Tòa Thánh Tây Ninh có sự chứng kiến của Quốc Tế “Thầy đi nhứt nhơn mà về ức vạn là vậy đó”. Ðây là sự huyền diệu khiến cho các Tín Ðồ Trung Kiên càng vững Ðức Tin hơn nửa.

Ðã hơn 30 năm CSVN cũng vì bảo thủ của cải tài sản và quyền lực, nên Họ thẳng tay đàn áp Tôn Giáo củng như các Nhà Ðấu Tranh Dân Chủ, bằng mọi thủ đoạn mọi phương tiện dã man tàn ác nhất đễ giử vững Chế độ Ðộc tài Ðộc đảng của Cộng Sản, trong khi Dân Tộc Việt Nam bị thiệt thòi, bị mất mát đau thương, bị khống chế, đàn áp trong nỗi lo sợ tù đày gông cùm xiềng xích, các em thanh niên ở thế hệ sau bị cảm hóa, bị móm mồi bánh vẻ tạo ảo giác Hồ Chí Minh Anh Hùng Dân Tộc, Cách mạng, Liêm chính Chí Công vô tư. Nhưng sự thật thì sao? Hồ Chí Minh và Tập Ðoàn Cộng Sản Việt Nam, Ðộc tài, Ðộc ác, Vô Kiến Thức, Vô nhân, bất chính, bất xứng với Nhân Dân Việt Nam, Họ không có tình yêu Quê Hương Ðất Nước, Nhân Dân Việt Nam Thật Sự, Họ chỉ láo khoét tuyên truyền để bảo vệ Chế độ phú mặc cho Ðất Nước điêu linh Dân tình ta thán, bần cùng tụt hậu không phát triễn, Họ chỉ phát triễn cơ ngơi dinh thự cho tập đoàn Cộng Sản từ cấp địa phương đến trung ương để hưởng thụ. Do đó có những Vị lảnh Ðạo Tôn Giáo đấu tranh, những Vị trí thức, những Vị Anh Hùng Liệt Nữ thấy sự đàn áp quá trắng trợn quá tàn ác đối với Nhân Dân, nên các Vị Anh Dủng xã thân tranh đấu cho Tự Do Dân chủ, Nhân Quyền, tìm phương hướng giải thoát ách Cộng Sản. Chúng Ta không thễ làm ngơ trước tình cảnh Ðất Nước Việt Nam hiện nay, Thanh niên thế hệ trẻ đa số vì gia đình nghèo khổ nên không học đến nơi đến chốn, không có việc làm, Họ phải bán thân làm lao công, lao động, nộ lệ tình dục cho Nước ngoài, Họ đang hụt hẫng không có một tương lai sáng sủa cho cuộc đời, bởi sự chèn ép của Thân thế, Quyền lực mạnh được yếu thua, nên Họ mới hy sinh lo cho gia đình đễ có được miếng cơm manh áo, cũng có một số Thanh Niên trẻ bất cần đời lăn xã vào con đường sa đọa, hút sách, mãi dâm, trộm cuớp…

Còn Tôn Giáo Việt Nam bị đàn áp, bức bách, khống chế hết sức dã man, taị sao? Có những người vô tình, vô tâm, đưa ra những lập luận để tự bào chữa những nhận định sai lầm, là Tu không làm Chính Trị, Ðạo không làm Chính Trị, theo quá trình lịch sử, Ðời có Chính Trị Ðời, Ðạo có Chính Trị Ðạo, Ðạo Ðời tương đắc “Ðạo không Ðời không Sức, Ðời không Ðạo không Quyền”.

Chính Trị Ðời là đấu tranh bằng sự chiến đấu tranh giành lại một Chế Ðộ, một Quốc Gia, một Chính Thể, một Ðế Quốc v.v… Ðể chiếm lỉnh vị thế của Ðời đem lại Hạnh Phúc an ninh trật tự, cho một Chính Thễ hay một Quốc Gia.

Chính Trị Ðạo là đấu tranh tư tưởng, đấu tranh cho tự do Nhân Quyền bàng sự Công Bằng Bác Ái Từ Bị Nhân Nghĩa, đem đến cho một Quốc Gia ấm no thạnh trị, thái bình hạnh phúc, nên dù Tôn Giáo nào, hay Người Ðạo nào cũng là một Người Dân của Một Nưóc Việt Nam nên “Ðất Nước lầm nguy Thất Phu hửu trách”.

Như lời thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp “Muốn chấn hưng nền Ðại Ðạo Cao Ðài thì phải tham gia đấu tranh, lật đổ cường quyền bạo lực tàn sát, đàn áp Nhân Dân Việt Nam”.

Sự chối bỏ trách nhiệm, lòng yêu Nước, cứu Dân cứu Nước là sự Thất Nhân Tâm. Ðạo không những lo Phổ Ðộ Hoằng Khai Ðạo, Phổ hóa Chúng Sanh, hay tham thiền tịnh luyện, cúng bái hằng ngày, hoặc am hiểu kinh sách, lảo thông triết lý, thuyết Ðạo làu làu, xây dựng Chùa, Nhà thờ cho lớn, Ðệ tử, Tín Hửu cho đông là tu Ðắc. Mà còn phải tế độ Chúng Sanh “Cứu Nhơn Ðộ Thế” một con người khổ đau, bệnh hoạn, hay sắp chết mà ta còn lo cứu, huống hồ là cả một Dân Tộc, một Nước Việt Nam đang chịu đựng sự đàn áp, thống trị độc ác, độc quyền, Dân tình ta thán Ðất Nước điêu linh dưới bàn tay Cộng Sản Việt Nam.

Chúng Ta hảy tự vấn Lương Tâm? hảy suy tư? suy nghĩ như thế nào? để Chúng Ta Ðấu tranh cho Ðất Nước Việt Nam, Nhân Dân Việt Nam thoát khỏi Ách Cộng Sản, trong khi Chủ Nghĩa Cộng Sản Quốc Tế đã cáo chung, thì Cộng Sản Việt Nam không còn lý do gì để tồn tại. Nên chúng Ta cần phải Tranh Ðấu giải thễ Cường quyền Cộng Sản Việt Nam, đễ giành lại sự Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền, cho một Nước Việt Nam Chánh Nghĩa Thật sự.

Kỷ Sư Nông Học

Nguyễn Thị Mỹ Nga

Ngày 12/06/2006 (ÂL 27/05/Ðinh Hợi)

Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp

Lịch Sử Ðạo Cao Ðài

Ðạo Cao Ðài Bị Bức Tử Dưới Chế Ðộ CSVN

Kỷ Sư Nông Học Nguyễn Quốc Nam

TRINH CONG SON: TEN PHAN BOI DAM SAU LUNG CHIEN SI VNCH

Trịnh Công Sơn: Linh Hồn Lấp Lửng

Đã từ lâu tôi không muốn nghĩ đến đề tài "Trịnh Công Sơn" bởi vì đó là đề tài rất nhạy cảm, dễ đưa đến tranh cãi, và buồn nhiều hơn vui. Phần chính yếu khi ông còn sinh tiền, ông đã chọn cho mình một lựa chọn đưa tới sự tranh cãi dai dẵng trong nhiều nơi tại hải ngọai cũng như trong quốc nội, mà tôi đọc trong nhiều tài liệu. Mấy hôm nay trên các diễn đàn lại mỗ xẻ về đề tài này, tôi linh cảm cho một linh hồn đã ra đi, mà hình như đang lấp lửng đâu đó.

Sáng nay tôi xem bài viết “Trịnh Công Sơn và Chiến Tranh Việt Nam“ của tác giả Tôn Nữ Hoàng Hoa. Nội dung tranh luận sâu sắc với tác gỉa Ban Mai có dẫn chứng cho lập luận của mình trong bài viết này. Tôi xin ghi ra đây link của trọn bài viết vì nó khá dài.
http://www.take2tango.com/News.aspx?NewsID=2910

Nói đến sự tranh luận về nhạc sĩ họ Trịnh này thú thật tôi không quên tác giả Hạc Bút Ông, vì ông có bài đăng trong website Hà Huyền Chi. Bài viết mang tựa đề: “Trịnh Cộng Sơn, Con Phù Du Ngụy Nghĩa. Người Ca Thơ, Trường Tấu Khúc Hai Mang”, tôi xin trích dẫn lập luận của Hạc Bút Ông phê phán về TCS như sau:

"Có một thời tôi thích nhạc Trịnh Công Sơn. Cũng đôi lần, tôi đứng chung sân khấu trình diễn với họ Trịnh. Thời ấy đã xa, và thời gian đã bôi xoá, rơi rụng chút hảo cảm mong manh đã có, khi xưa với nghệ nhân ấy. Có thể nói thế đứng của Sơn và tôi luôn đối nghịch. Nó khác nhau như nước với lửa ở bản thể:

Tôi trực diện chiến đấu bảo vệ quê hương, mầu cờ chính nghĩa. Sơn co rút cầu an, trốn lánh nhiệm vụ công dân. (Trong đám văn nghệ sĩ thời ấy,nhiều người đã vào lính. Dù lính ma, lính kiểng, nhưng Sơn thì không.) Anh chọn đứng ngoài cuộc chiến đấu, ngồi xổm trên chính niệm: quốc gia hưng vong thất phu hữu trách. Sơn vẽ hoa lá cành, cho tính yếm nhược của anh bằng cung cách sống hoang đàng. Nghệ sĩ sống chết cho nghệ thuật, vì nghệ thuật. Ði xa hơn nữa, vào thi kỳ chiến cuộc khốc liệt nhất, Sơn theo đuôi, về huà với đám phản chiến quốc tế để tô mầu cho tâm thể khiếp nhược của anh.

Ở bước một, Sơn trốn lính, trốn chạy công luận, lương tâm, với xu hướng cầu an hèn mạt bằng tình ca, và du ca. Anh trốn lính một cách thảnh thơi, an nhàn dưới nách Tá này, Tướng nọ. Anh trốn lính mà vẫn bình yên ca hát tại trà lâu tửu quán mỗi đêm. Dù vô ơn đến đâu, anh cũng khó thể phủ nhận lòng bao dung, vị tha của quân dân Việt Nam Cộng Hoà, khi ấy.

Bước hai, Sơn tự đồng hoá mình với đám ngụy nghiã phản chiến. (Và phản phúc nữa, như Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tác phẩm máu ghê tởm là các cuộc tàn sát dân vô tội ở Huế, Mậu Thân.) Sơn thẳng tay đánh phá thành trì tự do dân chủ miền Nam. Hơn ai h ết, Sơn hiểu rõ vai trò của VNCH trong cuộc chiến tự vệ. Chúng ta không tự nguyện nhập cảng chiến tranh. Sơn đánh phá chúng ta, Sơn làm lợi cho kẻ thù hiếu chiến. Chỉ giải thích được sự kiện phản phúc ăn cháo đái bát, đâm sau lưng chiến sĩ của Sơn bằng một chiếc nón cối. Sơn tự đội trên cái đầu hèn hạ vô ơn bạc hạnh của y. Như Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đội trên dã tâm khát máu.

Bước ba, Sơn và lũ chính khách hoạt đầu, lũ thời cơ chủ nghĩa đeo băng đỏ Cách Mạng 30, lăng xăng kiếm điểm. Bằng chiếm đài phát thanh hát Nối Vòng Tay Lớn. Bằng trưng dẫn kỳ tích trốn lính, phản chiến, để kiếm điểm lẻ với Bác Ðảng. Thật không mỉa mai, hài hước nào bằng kẻ hèn nhát trốn lính, phản chiến như Sơn lại có ngày qùy mọp xin ân huệ của bọn hiếu chiến.

Bác Ðảng vốn là đỉnh ngu của trí tuệ loài người,nhưng đâu có ngu đến nỗi tin dùng một tên phản phúc như Trịnh Công Sơn. Cái nón cối do Sơn tự đội ở bước hai, và cái băng đỏ Cách Mạng 30, ở bước ba, đã không giúp gì được Sơn. Ngoài bằng chứng hèn hạ, phản phúc, đâm sau lưng chiến sĩ. Nhục mạ cái chính thể từng dung dưỡng và nuôi lớn Sơn:

“...Sau 1975,trong nhiều năm liền anh bị sống trong điều kiện canh chừng ép buộc của chính quyền cộng sản ở Huế. Mỗi năm anh phải dành ba bốn tháng để đi trồng lúa, trồng khoai, trồng sắn trên vùng Cồn Thiên, vùng đất mà trước đó cả hai bên đều chôn rất nhiều mìn bẫy để giết nhau. Vào lúc đi trồng trọt như thế,ai cũng chờ sự rủi ro đạp phải mìn bất cứ lúc nào...” (Trích tài liệu phỏng vấn Trịnh Công Sơn do Jean Claude Pomonti,đăng trên nhật báo Le Monde ngày 2-3-95.Ðài VOA phát tin tối 11-3-95.Thời Luận đăng tải ngày 19-3-95 tại Los).

Suốt chiều dài cuộc chiến tranh tự vệ hào hùng trong gian khổ đẫm máu của quân dân Việt Nam Cộng Hoà (54-75), Sơn chưa từng đụng cái móng tay cho lao động, sản xuất. Chỉ khi tự đội nón cối, băng đỏ Cách Mạng 30, Sơn mới biết đến ý nghĩa đích thực của “Rủi ro đạn mìn” khi lao tác xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa tại Cồn Thiên. Vậy thì Trịnh Công Sơn nhân danh điều gì, cái gì, để phủ nhận chính thể VNCH đã từng độ lượng cưu mang Sơn? Sẽ không có hứa hẹn tốt đẹp, chung thuỷ nào đáng kể với những quân phản phúc sớm đầu tối đánh như Sơn. Ðỉnh ngu cs cũng hiểu được điều ấy, nên chỉ sau 1979, nhờ can thiệp đặc biệt của Võ Văn Kiệt, Sơn mới chính thức được coi là một công dân XHCN với một hộ khẩu tại Sài Gòn.

Bước bốn, đây là lúc “Trịnh Công Sơn lần hồi tìm lại được sự công khai hoạt động.”( tlđd) Cũng là lúc anh tung ra một số ca khúc mới, nhằm vuốt ve chủ mới, và tìm chân đứng trong hàng ngũ văn nô. Nhiều bài hát gây phẫn nộ và khinh thị của quần chúng đối với tài năng và nhân cách của họ Trịnh như: Em Ra Ði Nơi Này Vẫn Thế. Em Còn Nhớ Hay Em Ðã Quên. Ánh Sáng Mạc Tư Khoa... (Bài Ánh Sáng Mạc Tư Khoa được Sơn viết khi thăm viếng Công Trường Ðỏ, và Lăng cha già Lê Nin, được phát thanh trên đài Hà Nội vài lần, và bị dẹp luôn sau sụp đổ của thành trì cách mạng Nga Sô.) Con phù du ngụy nghĩa đã rã đôi cánh mỏng sau bao năm tháng phè phỡn, phủ phê hát trên máu bạn bè . Trịnh Công Sơn đã về thăm đất thánh vô sản đã cất cao tiếng hát nô dịch, thang lưng. Như Tố Hữu đã từng

“Thương cha thương mẹ thương chồng,
thương người thương một,
thương ông thương mười”.

Họ Trịnh khoe: “Ðã có lần chính Võ Nguyên Giáp có yêu cầu Trịnh Công Sơn hát cho nghe bài Mùa Thu Hà Nội.” (tlđd) Ðiều nhỏ nhít tầm thường ấy mà cũng đáng cho Sơn hãnh diện khoe khoang sao? Sau bao công sức, thành tích thoa son chế độ XHCN, mãi tới cuối năm 1994 Sơn mới có dịp hát cho công chúng Hà Nội nghe. Kiên tâm và dụng công như vậy có đáng không?

Theo ký giả Pomonti thuật lại thì “Trịnh Công Sơn, thi nhân của bản chất dịu dàng Việt Nam, là ca sĩ. nhạc sĩ, hoạ sĩ, và nhà văn. Trịnh Công Sơn đích thực là người được nhiều cảm tình nhất của quần chúng trong nước, cũng như của 2 triệu người Việt Nam phải sống tha hương.”

Hẳn là họ Trịnh đã không nói đến, có một thời gian khá lâu, tại hải ngoại, quần chúng đã chán ghét nhạc Trịnh Công Sơn. Không ai muốn nghe, không ai thèm hát nhạc họ Trịnh. (Tại một sân khấu ở Nữu Ước, Hotel Carter, trong phần trình diễn của ca sĩ Diễm Chi, một khán giả ngẫu nhiên yêu cầu bài hát của họ Trịnh. Diễm Chi đã phản ứng quyết liệt nguyên văn như sau:

- “Từ lâu, tôi không thèm hát nhạc của thằng phản quốc đó!”

(Hạc Bút tôi tình cờ có mặt hôm ấy, chứ không là nghe kể tam sao thất bổn). Có thật Sơn không biết là tài năng và nhân cách của y đã bị giới thưởng ngoạn đạp xuống bùn nhơ tại hải ngoại? Hay Sơn biết rõ như vậy mà vẫn hàm hồ phét lác như truyền thống cố hữu của Việt cộng?

“Thi nhân của bản chất dịu dàng Việt Nam”, kể như tạm được. Thì cũng như Trịnh thi nhân đã phán trong bài phỏng vấn này: “Mọi người Việt Nam, hoặc là hầu hết, đều có thể là những nhà thơ. Nhưng trái với xưa kia khi mà thi ca chỉ có từ những mối tình dang dở, thì đối với Việt Nam ngày nay khác hẳn. Bởi bây giờ còn lại những gì là dịu dàng, là sự đầm ấm tình người, là tình yêu”.

Xin bái phục Trịnh thi nhân về những nhận định thi ca kiểu ấy. Hèn gì trong nước, và hải ngoại chúng ta đã và đang lạm phát thi sĩ. Cái ẩn ý của cả một câu lòng thòng này,”nhà văn” họ Trịnh đang muốn nâng bi đảng và nhà nước một cách kín đáo tận tình đấy. Bỏ qua những nhận định ấu trĩ và khẳng định thiếu luận cứ của Trịnh thi nhân rằng xưa kia thi ca chỉ có từ những mối tình dang dở. Hịch Tướng Sĩ, Bình Ngô Ðại Cáo, Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh, Ðại Nam Quốc Sử Diễn Ca vốn không phải là thi ca đó sao?

Thâm ý là Sơn muốn tô son vẽ phấn tuyên truyền cho Việt cộng. Rằng Việt Nam ngày nay (1995) đã khác hẳn, đã thanh bình âu ca như thời Nghiêu Thuấn. Ðã chỉ còn là những gì dịu dàng, đầm ấm tình người, tình yêu.

Sự tuyên truyền bịp bợm lộ liễu hơn, trắng trợn hơn khi Sơn nói với Pomonti thế này:

- Tôi biết nhiều con cái gia đình cộng sản nay trở thành triệu phú, thành tổng giám đốc các công ty. Còn các nhà lãnh đạo hiện nay thì họ sẽ không bao giờ thay đổi được. Nhiều người tỏ ra e dè trước sự đổi mới. Nhưng họ sẽ có những người kế vị họ. Nay thì tâm thức của người kháng chiến cũ đang dần dần bị xoá đi. Ai ai nay cũng nghĩ nhất định không thể làm lại những điều như hôm qua. Cách đây hai ba năm gì đó, khi ông Ðỗ Mười kêu gọi về làm cho dân giầu nước mạnh, thì từ đấy trong đầu mọi người đã có điều gì thay đổi,và từ đó bầu không khí đã trở nên dễ thở hơn.” "

Tác giả Hạc Bút Ông dùng tữ ngữ "lấp lửng", và rồi theo đó tôi dùng để đề tựa cho một linh hồn khó siêu thoát khi tự mình ngân lên câu câu ca rất ai oán:

"Chúa đã bỏ loài người,
Phật đã bỏ loài người...".

Thưa không, các đấng tối cao vốn linh thiêng vẫn thương xót nhân loại chúng sinh lắm chứ, chỉ có kẻ đã đi sai đường lạc lối, những kẻ tự chọn cho mình quan điểm lấp lửng đã tự lừa dối với chính mình kia mà, sẽ suốt đời linh hồn khó đạt trạng thái bình yên, mà rằng sẽ vất vưởng đâu đó mà thôi. Hạc Bút Ông viết tiếp:

"Nhà văn Trịnh Công Sơn nói lấp lửng quanh co, vòng vo tam quốc thế đấy. Ðoạn đầu, Sơn muốn nói đám con cái của cán gộc nay đã nhờ buôn lậu tham nhũng mà trở nên giầu có. Giới lãnh đạo thì ù lì, ngoan cố, bám chặt lấy quyền lực.” Nhưng họ sẽ có người kế vị họ” là một câu lấp lửng rất Trịnh Công Sơn. Sẽ có người kế vị là truyện đương nhiên. Ẩn ý trong câu này, ngoài tính chất lô tô may rủi, Sơn còn ngầm báo hiệu tính chất muôn năm trường trị của Việt cộng. Luật của đảng cướp ngày là thay thế lớp già bằng lớp bớt già hơn. Ưu tiên dành cho những người nhiều tuổi đảng, hơn là dành cho người có tài năng đức độ. Sơn tin rằng sẽ chỉ có “kế vị”, ngoài ra không có một cuộc đảo chánh, cách mạng nào sẽ xẩy ra hết. Lại lấp lửng nữa ở “Tâm thức của người kháng chiến cũ đang dần dần bị xoá đi.” Người “kháng chiến” cũ là người nào đây? Người trí thức yêu nước, hay người cộng sản thuần thành yêu đảng? Tâm thức bị xoá đi là cái giống gì? Bị tẩy não, loại bỏ ra rìa, hay đã không còn yêu đảng nữa? Họ Trịnh muốn nói gì ở câu: “Ai ai nay cũng nghĩ nhất định không thể làm lại những điều như hôm qua.”? Ai ai đó không thể tiếp tục bịp bợm, sắt máu như hôm qua? Không thể tiếp tục cởi trói như hôm qua? Là Trịnh văn gia võ đoán hay căn cứ vào đâu mà vào đâu mà biết ai ai cũng nghĩ như thế?

Cùng với cung cách lảm nhảm ấy, họ Trịnh nói: “Cách đây hai ba năm khi ông Ðỗ Mười gọi về làm cho dân giầu nước mạnh”... Ông ÐM gọi ai về, từ đâu về mới được chứ? Nguyễn Tuân sợ ngay cả cái bóng của chính mình. Họ Trịnh cũng sợ cả cái lưỡi của mình nên đâm ra ngô nghê, ngớ ngẩn thế đó. Họ Trịnh há không biết rằng trước ông ÐM thì “ai ai” đó đã từng “gọi về” giúp nước nghèo khiến mạt thêm, dân xìu xìu ển ển thêm đấy thôi..."

Tham khảo thêm ở link:
http://anthonyha.gotdns.com/hhc/nhanhnho/trinhcongson.htm

Tôi lặng người đọc bài viết có những cay đắng trong văn phong của Hạc Bút Ông, và bài kế tiếp mang tên “Trịnh Công Sơn - Thực Chất Và Huyền thoại”, tác giả là Hoàng Vũ. Phải nói là bài này chỉ trích TCS khá gay gắt như sau:

"Trịnh Công Sơn đã trắng trợn Phản Bội chính quyền Miền Nam và Quân Lực VNCH khi ngang nhiên lên Đài Phát Thanh Sài Gòn hô hào ''Nối Vòng Tay Lớn'' để mừng chiến thắng ba mươi tháng tư của Việt Cộng và đón chúng vào thành! Chỉ cần một hành động này cũng đủ xác định Chỗ Đứng của Trịnh Công Sơn rồi! Hơn thế nữa, họ Trịnh đã tự xác định chỗ đứng của mình từ cả 15 năm về trước (trước năm 1975), khi đã giao du mật thiết với Nhóm Sinh Viên Khuynh Tả tại Huế, trong đó có tên Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, là những tên đồ tể đã góp phần tích cực chôn sống cả hàng ngàn người dân Huế vô tội! Người viết bài này đã hơn một lần thức trắng đêm với Trịnh Công Sơn, đã phân tích lý giải âm mưu của Cộng Sản Hà Nội và vai trò của Nhóm Sinh Viên Khuynh Tả tại khắp các Viện Đại Học Miền Nam! TCS chỉ lắng nghe, không tham gia ý kiến và sau đó... tình tri kỷ giữa TCS và Nhóm Nguyễn Đắc Xuân ngày càng khắng khít hơn, mãi cho đến lúc TCS vĩnh viễn nằm xuống!

Sau năm 1975, để xác định lập trường, Trịnh Công Sơn đã dũng cảm đốt cháy danh dự và tư cách của một nghệ sĩ qua những sáng tác ''Huyền Thoại Mẹ'', ''Em Nông Trường Em Ra Biên Giới '', ''Ra Chợ Ngày Thống Nhất''... ''Ánh Sáng Mạc Tư Khoa''... Chừng đó cũng đã quá đủ để chứng minh con người của Trịnh Công Sơn là một Tên Cộng Sản Nằm Vùng! Đúng như thế, trong suốt chiều dài cuộc chiến Việt Nam, Trịnh Công Sơn đã xác định chỗ đứng của mình rất rõ ràng. Ông ở Sài Gòn nhưng đã đứng hẳn bên kia chiến tuyến, về phía Cộng Sản Hà Nội để đánh phá chính quyền và quân đội Miền Nam! Ông đã hiện nguyên hình một tên Cộng Sản Nằm Vùng, đâm sau lưng chiến sĩ, còn nguy hiểm gấp trăm ngàn lần những tên Cán Binh Việt Cộng cầm AK trực diện với chúng ta ngoài mặt trận TCS...".

Bài viết kế tiếp mà tôi đọc là “Tình nghĩa Trịnh Cộng Sơn”, tác giả là Bùi Đức Lạc trên vùng Bắc California. Ông nhà báo này dùng lời văn nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng thấm thía không kém:

"30 tháng 4 năm 1975 ngày khó quên, trong ngày thê lương đó, lúc 10 giờ sáng Tổng Thống Dương Văn Minh kêu gọi quân nhân buông súng và bàn giao cho người anh em bên kia, nghe tin này có những anh em lì lợm nhất, cũng phải bật khóc ngất, vang đâu đây tiếng lựu đạn nổ, từng chùm người ngã gục chỉ vì họ quyết tâm không buông súng, những người còn nặng nợ trần gian, chưa kịp vuốt mặt bạn bè xong, thì 12 giờ trưa phải nhận lãnh thêm hình phạt, tiếng Trịnh Công Sơn vang vang trên làn sóng điện, có người cho rằng họ Trịnh bị bắt buộc phải lên tiếng như vậy, xin thưa rằng nếu chúng ta ai đã nghe buổi phát thanh đó thì chắc chắn nhận rõ rằng đó là lời tự phát hay bị bắt buộc, với lời tự phát nó có âm điệu khác với bị bắt buộc, người nghe rồi thì không sao lầm lẫn được, tiếng nhạc đệm du ca xoáy giữa không trung bao la của căm hờn, tiếng thét uất hận gầm lên, đau đớn quá vì bị cú đá trúng mạng sườn; Phải! có lẽ có người không nghe nên dễ quên, dễ nghe theo, con người trong lúc không bị bức thiết, thì làm sao có nghẹn ngào và làm sao quên được đây, đối với dòng nhạc Trịnh Công Sơn trước năm 1975 có những chiều tôi say mê nghe nó, tôi không thấy nó có một tác dụng phản chiến nào với tôi, mà nó còn nói lên hộ nhiều người tâm tư của từng góc cạnh cuộc chiến tương tàn, bởi vậy nó cuốn hút người nghe, nó làm say mê người thưởng thức, quả tác giả là một danh tài, nên dòng nhạc không có gì làm khó chịu người thưởng thức. Bài "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui":

Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên
Nhìn rõ quê hương ngồi nghĩ lại mình
Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống
Vì đất nước cần một trái tim
Và như thế tôi sống vui từng ngày."

Nhìn rõ quê hương ngồi nghĩ lại mình Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống Vì đất nước cần một trái tim Và như thế tôi sống vui từng ngày."

Một bài hát khác được tác gỉa Bùi Đức Lạc dẫn chứng khi dân chúng bị đè nén khủng khiếp dưới chế độ sắt máu của Việt Cộng, thì TCS lại nhỡn nhơ tạo lời ca như vui sướng với chế độ mới, trong khi hàng trăm ngàn người dân quyết liều mạng sống bỏ xứ vượt biên tìm tự do bằng đường bộ hay đường biển, bất chấp mọi hiểm nguy. Là người trí thức được xã hội miền Nam ưu đãi cho ăn học, cái tài của TCS lại xoay sang hợp tác với chế độ bạo tàn mà người dân lên án, oán ghét, tại miền Bắc khi mà Nguyễn Chí Thiện bị giam cầm hành hạ, rồi ông mạo hiểm lén lút gửi những tác phẩm phản kháng ra xứ ngoài chấp nhận bị trù dập, khi mà tại miền Nam Doãn Quốc Sỹ cũng lén lút gửi những bài viết tố cáo chế độ áp bức người dân ông, hy vọng tài liệu được ra hải ngoại, để rồi Việt Cộng theo dõi bắt bớ và tống giam đọa đầy ông. Người trí thức TCS không làm như vậy. TCS cố tình mù quáng đồng tình với chế độ mới, thái độ của một con người ươn hèn, khiếp nhược, chùn bước trước kẻ bạo quyền, trước những khủng bố của một thể chế thất nhân tâm. Tôi liên tưởng đến định nghĩa về người trí thức của lãnh tụ Cộng Sản Mao Trạch Đông.

Dưới chiêu bài "Giải Phóng Nhân Dân Cao Miên", được sự khuyến khích của đàn anh Liên Sô, thúc đẩy bởi tham vọng bành trướng, bất chấp những lời khuyến cáo của Bắc Kinh, ngày 28/12/1978, Việt Cộng đã mở cuộc tấn công quân sự tiến vào lãnh thổ Campuchia. Việt Cộng đã xô đẩy tuổi trẻ Việt Nam sang nướng tại lò lửa chiến tranh Cao Miên thì tại sao TCS không mạnh dạn sáng tác những khúc hát ca tụng hòa bình, phản kháng chiến tranh vô bổ cho đời sống nhân dân bi đát, lầm than hơn vì bị thế giới ghê tởm cô lập? Người ta nghe TCS ca tụng thủ đô Liên Sô sau khi đi "tham quan" Moscova về, người ta nghe TCS sảng khoái cho ra bài ca "Em còn nhớ hay em đã quên", nghe như lời mỉa mai Họa Mi bỏ xứ tìm tự do bỏ lại chồng con hay lời thị phi hàng chục ngàn phụ nữ vượt biên ra đi tìm tự do trong nước mắt đau thương:

Em ra đi nơi này vẫn thế

Vẫn có em trong tim của mẹ
Thành phố vẫn có những ước mơ
Vẫn sống thiết tha
Vẫn lấp lánh hoa trên đường đi

Tác giả Bùi Đức Lạc viết tiếp:

"... những lời phản bội trên đài phát thanh Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975, do chính miệng họ Trịnh phát ra; cũng lời ca đó làm sao quên, cũng tiếng nhạc Du Ca đó làm sao ác độc hơn, người xưa thường nói “đòn đau nhớ lâu” là vậy..." .

Tôi không phủ nhận TCS có biệt tài về những bài tình ca hay, tuy ẻo lả như các bài Gọi tên bốn mùa, Còn tuổi nào cho em, Mưa hồng, Tôi ru em ngủ, Ướt mi, Chiều một mình qua phố, Hạ trắng,... hay Tưởng rằng đã quên. Nhưng nhiều bài phản kháng chiến tranh trước 75 mang lời ca bản chất khiếp nhược, phá họai tinh thần chiến đấu của những anh em chiến sĩ, đang ghìm tay súng ngoài tiền tuyến để TCS bình yên ở hậu phương sáng tác lọai nhạc tắc trách như thế này:

Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa
Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu
Mùa xuân ơi, xác nuôi thơm cho đất ruộng cày
Việt Nam ơi, xác thêm hơi cho đất ngày mai
(Bài Ca Dành Cho Những Xác Người, TCS)

TCS tố cáo xác người do bom đạn của máy bay khi ta nghe vang hàng vạn tấn bom trút xuống, xác người nằm bơ vơ, nhạc TCS thiếu trung thực, đã không nói đến xác người chết vì do mã tấu, chết vì bá súng AK, hay vụ thảm sát Mậu Thân năm 1968 tại cố đô Huế. Vụ thảm sát ô uế trong lịch sử Việt Nam, tính chất dã man do bọn Việt cộng trả thù những ai không theo chúng. Trong những ngày chúng chiếm đóng cố đô, hàng ngàn người dân vô tội bị giết sạch bằng nhiều cách man rợ nhất, hơn cả bom đạn như búa, bá súng, lưỡi lê hay mã tấu, xong ném xác người xuống hố thành mồ chôn tập thể. Thưa đó là lời TCS tố cáo xác người chết la liệt do bom dội của từng chuyến bay đêm do máy bay Đồng minh ném trên xác da vàng. Hãy nghe tiếp nhạc TCS dưới đây:

Từng chuyến bay đêm, con thơ giật mình,
Hầm trú tan hoang, ôi da thịt vàng …
Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng,
Cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn.
(Đại Bác Ru Đêm, TCS)

Hãy hỏi rằng Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ phản chiến, oán ghét chiến tranh tại sao lại thui chột lương tâm, nên TCS chỉ nhìn phiến diện, thiếu sót chỉ có một chiều? TCS đã nói lên được một phần nào cảnh thây người nằm la liệt rải rác khắp đó đây trên Đại lộ kinh hoàng, hay tại cố đô dịp Mậu Thân Huế hay hàng trăm ngàn người tù nhân VNCH bị trù dập, hành hạ đến chết hay chưa ? Quý vị thấy có bài ca nào của TCS lên án sự đã tâm bạo ngược nào của Việt Cộng không nhỉ ?

Tôi có người yêu chết trận Plei-me,
Tôi có người yêu ở chiến khu D,
Chết trận Đồng Xoài, chết ngoài Hà nội,
Chết vội vàng dọc theo biên giới …
(Tình Ca Người Mất Trí)

Tôi tự hỏi phải chăng bài này dành cho những người thích hợp với những "con tim Chợ Quán" hay chính tác giả cũng xứng đáng được liệt kê vào "thứ ngạch Chợ Quán" luôn (?). Nếu bạn là thiên tài và am hiểu về triết học mà bạn đã bán rẻ linh hồn cho chế độ tham lam, tàn ác, bốc lột nhân dân, nhất là bạn khư khư bao che cho bạo quyền ôm mớ chủ thuyết độc tài đấu tố sát hại dân lành tại miền Bắc năm 1954 và tàn sát đẫm máu Mậu Thân tại Huế 1968, nếu bạn là thần đồng, bạn can tâm nối giáo làm nô lệ cho bạo lực, nếu bạn là con người thực sự yêu chuộng những tư tưởng nhân bản thiên dân tộc và nhất là một nhạc sĩ hay nghệ sĩ, bạn đã đánh mất lương tri nhắm mắt gia nhập vào đoàn quỷ dử a dua, a tòng hãm hại dân lành, tôi e rằng linh hồn bạn sẽ lấp lửng ở một xó xỉnh nào đó mà thôi.Tuy nhiên, bạn đã quá vãng, tôi tôn trọng người quá cố, tôi không lên án bạn thêm. Điều chắc rằng tôi không thể nhắm mắt a tòng ca tụng cái thiên tài của bạn để đau lòng những vong linh của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và vì tôi không muốn trao bạn thêm sự đắng cay từ ý nghĩ của riêng tôi.

Tôi có anh bạn, Nguyễn Thanh Ty, có xuất bản cuốn sách viết khá trung thực và khách quan với những gì anh biết về TCS, tác phẩm mang tên "Về Một Quãng Ðời của Trịnh Công Sơn". Tôi đọc sách Nguyễn Thanh Ty biếu, các bạn anh cũng đoán được khuynh hướng thiên tả trong nhạc TCS. Nhất là sự liên hệ của TCS và tay phản thùng "ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản", Hoàng Phủ Ngọc Tường, một nội tuyến đã nhúng tay vào máu đỏ dân lành, khi y điềm chỉ tàn sát hàng ngàn nạn nhân của Tết Mậu Thân 68. Hãy nghe tác giả nhận xét về TCS:

"Tôi chậm rãi, buồn rầu trả lời Sơn:

- Ông đã bị cái ông Hoàng Phủ Ngọc Tường nào đó cấy "sinh tử phù" vào người rồi. Ông còn nhớ có lần ông rủ tôi làm việc với nhóm của ông ở Phim Nôm, trả lương tháng mười ngàn không? Tôi nói đùa: họa may làm cho Việt Cộng, ông giãy nãy la oai oái. Và những lần ông đốt những xấp thư của ông Tường không? Bây giờ trong vòng ba tháng, ông đã sáng tác một đống nhạc, chẳng bù với hai bài "Chiều một mình qua phố" và "Lời buồn thánh" phải mất hơn sáu tháng? Bây giờ trong nhạc ông không còn những sợi nắng thủy tinh, những lá me bay, những tay gầy guộc nhỏ, những sõi đá biết nhớ biết đau mà toàn những xác ch
ết, những bom đạn, mìn chông, bội phản... Những loại từ này không hợp với con người ông. Tôi e rằng ông đã bị tiêm nhiễm sinh tử phù Việt Cộng của ông Tường cấy vào người ông quá lậm rồi!".

Hoàng Phủ Ngọc Tường (ngồi bìa tay phải)

Tôi xem bài khảo luận “Hoàng Phủ Ngọc Tường, kẻ hái phù du sau thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại Huế” của Mường Giang, nhóm sinh viên bị Việt Cộng giựt dây làm nội tuyến cho chúng như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Quan Long, Phan Chính Dinh hay Phan Duy Nhân trong phần viết về những tay thừa sai của quỷ dử Sa tăng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường là tay chủ mưu của những toan tính đầy tội lỗi này như sau đây:

"Theo Nguyễn Lý Tưởng, thì những hành động dã man của Việt Cộng, tại Thành Nội và Gia Hội, do cái gọi là Toà Án Nhân Dân được quyết định bởi các chóp bu trong Liên Minh Dân Chủ Hòa Bình, là Lê văn Hảo, Thích Đôn Hậu, bà Nguyễn Đình Chi... nhưng chủ chốt và dã man tàn bạo vẫn là bọn theo phong trào tranh đấu chống VNCH năm 1966, sau đó theo VC và quay về Huế như Hoàng phủ ngọc Tường (giáo sư), Hoàng phủ ngọc Phan (sinh viên y khoa), Nguyễn đắc Xuân (sinh viên sư phạm), Trần quan Long (sinh viên sư phạm), Phan Chính Dinh hay Phan Duy Nhân (sinh viên)... dẫn an ninh VC như Tống hoàng Nhân, Bảy Khiêm.. đi lùng bắt bạn bè, thân nhân, các thành phần quân, công, cán, chính VNCH cũng như các đảng phái bị kẹt lại tại Huế. Hiện nay tất cả những bí mật của lịch sử gần như được khai quật trong đó có cuộc thảm sát thường dân tại Huế năm Mậu Thân. Những tội nhân thiên cổ ngoài bản án của lương tâm, đạo đức và sự nguyền rủa của đời, nên không ngớt tìm đủ mọi cách để biện minh về tội lỗi của mình. Năm 1988, trên báo Sông Hương và được dịch đăng lại trên tờ Newsweek ở Hoa Kỳ, Đại Tá Bắc Việt Lê Minh, nguyên chỉ huy mặt trận Thừa Thiên-Huế, xác nhận và chịu trách nhiệm về việc tàn sát dân chúng Huế nhưng vẫn đưa ra lý do là lúc đó VC đang ở vào giờ thứ 25, nên không kiểm soát được. Còn thủ phạm chính Hoàng phủ ngọc Tường thì đổ thừa cho cục bộ, địa phương chứ không phải tại đảng, vẫn giữ nguyên ý là miền nam mất vì cách mạng chứ không bị cộng sản quốc tế xâm lăng, và trên hết vào ngày 12-7-1997 Tường công khai chối tội là không tham dự mặt trận Huế, vì lúc đó y đang trốn tại địa đạo trong quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Còn nhân vật bị bia miệng nhắc tới là Hoàng phủ Ngọc Phan..mà người Huế tưởng lầm ? Lê văn Hảo hiện đang sống tại Pháp cũng chối tội. Sau rốt chỉ có Hoàng phủ Ngọc Phan và Nguyễn đắc Xuân vì lúc đó gần như là công an, cai tù, chánh án và đao phủ thủ..nên người Huế ai cũng nhận được, vì vậy phải chịu tai tiếng nhơ nhớp muôn đời....".

TCS và Hoàng Phủ Ngọc Tường có nhiều liên hệ mật thiết với nhau, nên TCS lén lút gặp gỡ khi y vô bưng, cũng như sau này Hoàng Phủ Ngọc Tường viết ca tụng TCS là chuyện dễ hiểu.

"Nhạc của Trịnh Công Sơn tồn tại rất bền lâu, nhiều bài của thời kỳ đầu đến nay vẫn còn nổi tiếng. Qua một thời gian dài bị chính quyền Sài Gòn cấm đoán, nhạc của Trịnh Công Sơn vẫn đến được tay công chúng, bằng cách mỗi người tự chép riêng những bài hát yêu thích và lưu chuyển đến người khác. Như thể có một dòng sông ngầm vẫn trôi đi trong khi những dòng sông trên mặt đất đã bị tắc nghẽn. Điều đó chứng tỏ nội lực âm nhạc của Sơn, từ đó phát ra sức mạnh thúc đẩy sự luân lưu giữa cuộc đời. Theo công bố của Đài phát thanh Sài Gòn nghe được ở chiến khu, thì năm 1966 Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ được quần chúng hâm mộ nhiều nhất.", trích “Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé”, Hoàng Phủ Ngọc Tường, NXB Trẻ 2005.

Khi Hoàng Phủ Ngọc Tường viết sách ca tụng TCS, hình như y quên nhắc TCS có can đảm nói về hàng trăm ngàn đồng bào vô tội liều chết vì hai chữ Tự Do ngoài biển Đông hay TCS dám sáng tác những bản nhạc phản kháng kế hoạch nướng thanh niên Việt Nam vô lò sát sinh Kampuchia hay không. Tôi đọc tiếp sách của Nguyễn Thanh Ty, "Về Một Quãng Ðời của Trịnh Công Sơn":

"Sau 75, Sơn càng bị nhà cầm quyền khai thác triệt để, như một trái chanh, "thiên tài" của anh để phục vụ cho mưu lược chính trị. Có lúc Sơn phải than thở riêng với vài bạn thân về hai chữ nên hay không "thỏa hiệp". Cuối cùng không dám có dũng khí bứt ra khỏi vòng "kim cô" danh lợi. Từ đó Sơn lún mãi vào "một cõi thiên đàng" hay "một cõi đi về" để hưởng thụ những xa hoa đã một đời mơ ước. Người trần mắt thịt mà! Đừng bắt Sơn phải làm thần thánh! Và Sơn đã toại nguyện cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay..."

Tôi nghĩ sách Nguyễn Thanh Ty là nguồn tài liệu quý giá cho thế hệ hậu duệ hay những ai muốn tìm hiểu con người trung thực của TCS, nhất là các ngòi bút trẻ sau này muốn viết về huyền thoại TCS vinh hay nhục ra sao. Với riêng tôi, trang sử buồn Mậu Thân 68 hay của Mùa Xuân 75 dù gì đi nữa cũng đã ghi nhận sự kiện TCS tiếp tay cho tội ác, cho bạo lực hãm hại người dân, hãy xem tiếp sách của Nguyễn Thanh Ty dưới đây:

"Dân chúng Miền Nam cùng nhau đổ ra đường vẫy cờ, reo mừng đón chào đoàn quân chiến thắng đang dương oai, diệu võ trên đường. Họ hát vang những bài ca "Giải phóng Miền Nam" và nhất là bài "Nối vòng tay lớn" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát mà anh đã đem hết tâm huyết viết nên để chờ cái ngày vinh quang hôm nay. Và cũng là cái ngày anh hồ hởi, phấn khởi được hát vang lồng ngực, rộng mở hết các mạch máu con tim để ca ngợi thành quả cách mạng trên các đài phát thanh Sài Gòn-Huế, khi "tổng thống ba ngày" Dương văn Minh tuyên bố buông súng đầu hàng. Anh đã toại nguyện.

Lời nhạc trong bài "Nối Vòng Tay Lớn" được nhà cầm quyền Hà Nội minh họa bằng một bức tranh hòa bình trong đó vẽ con chim bồ câu trắng, mỏ ngậm cành nguyệt quế, dang thẳng đôi cánh bay lượn tự do giữa trời xanh, mắt liếc nhìn xuống một đám người, gần một triệu quân, cán, chính đang "Nối vòng tay lớn", tay nọ nối tay kia bằng một sơị dây dù cột chặt, đi vào trại "Cải Tạo". Trong đó có tôi..."

Để kết thúc bài viết góp nhặt tài liệu từ nhiều tác giả nhìn sự thiếu sót của TCS trong đời sống, những lỗi lầm sai trái mà TCS bao che, bưng bít cho Việt Cộng. Vì bất cứ bạo lực nào cũng không thể tồn tại mãi mãi. Có thể rằng sau này sẽ có những tác giả trẻ tại Việt Nam đi tìm căn nguyên cội nguồn của đề tài này kỹ lưởng hơn. Văn học hay lịch sử cần soi sáng cái nhìn trung thực hai chiều, hẳn không dựa trên các quyển sách của Hoàng Phủ Ngọc Tường hay qua những bài hát phản chiến của TCS làm buồn lòng hàng triệu vong linh, vốn oán ghét bạo lực từ các trại tù tập trung theo kiểu danh từ "gulag" mà nhà văn Alexander Solzenitsin đã dùng hay xác người thác oan tức tưởi trên biển Đông. Chính tất cả sự kiện được trình bày trong bài viết này tạo cho tôi cái tâm thức khó chịu, để rồi tôi quyết định chọn cái đề tựa "TCS: Linh hồn lấp lửng" cho bài viết, vì nó chứa một ý nghĩa u uất nào đó. Đó cũng là phần kết luận của tôi cho bài viết này vậy.

Việt Hải Los Angeles

* Việt Hải chân thành cám ơn quý tác giả Tôn Nữ Hoàng Hoa có bài viết trên website Take2Tango, Hạc Bút Ông trên website Hà Huyền Chi, Hoàng Vũ, Mường Giang và Nguyễn Thanh Ty cho nguồn tài liệu trích dẫn cho bài viết này.